Số người đang online : 22 Bánh chưng – Hương vị ngày tết - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Bánh chưng – Hương vị ngày tết
post image
Bánh chưng – Hương vị ngày tết

Từ xa xưa, trong chuyện cổ tích Việt Nam đã ghi nhận bánh chưng có từ thời Hùng Vương. Thời ấy, vua Hùng muốn thử tài, thử lòng các con của mình, nên bảo các con làm một cái gì đó trân quý tiến dâng lên vua cha. Các hoàng tử thì đông, mọi người cùng đua tài làm đủ mọi thứ dâng lên, tuy thế vua cha vẫn chưa ưng ý món gì. Trong các người con của vua Hùng, có một hoàng tử tên là Lang Liêu, hiền lành, chất phác, chỉ biết cùng vợ con làm ruộng, trồng lúa nên chẳng biết làm món gì cao sang mà chỉ làm hai loại bánh từ những vật phẩm mình làm ra: Một loại bánh vuông, một loại bánh tròn. Vua cha thấy lạ, bèn bóc ra ăn cả hai đều ngon, vua khen tấm tắc và hỏi bánh gì, tại sao lại làm ra bánh ấy, và làm thế nào…Lang Liêu thưa rằng: Chiếc bánh vuông gọi là bánh Chưng, chiếc bánh tròn gọi là bánh Dày. Cả hai đều được làm từ gạo nếp thơm. Bánh Chưng vuông tượng trưng cho Đất; Bánh Dày tròn tượng trưng cho Trời. Cả hai đều phải làm rất cầu kỳ và cẩn thận. Bánh này là biểu tượng của Trời - Đất; Cha - Mẹ. Bánh chưng tượng trưng cho mẹ, bánh dày tượng trưng cho cha. Âm dương trời đất giao hòa nên dân khang vật thịnh. Vua cha thích
 

truyền lệnh cho khắp dân gian, từ nay trở đi hễ đến ngày tết, ngày hội thì gói bánh Chưng và giã Dánh dày ăn tết. Tuy thế, việc làm bánh Dày ngày tết cũng có nơi làm, nơi không nhưng bánh Chưng nhà nào cũng gói. Tục gói bánh Chưng đại để có nguồn gốc như thế, cứ lưu truyền mãi trong nhân gian cho tới tận ngày nay.


Ảnh sưu tầm

          Ngày trước, các nhà làm bánh Chưng ngày tết phải có những công đoạn chuẩn bị từ trong năm. Người phải chọn loại gạo nếp thơm ngon thường là nếp cái không chọn nếp con. Nếp cái hạt to mà mẩy nấu cơm, đồ xôi, làm bánh dẻo hơn nếp con. Gạo nếp được chuẩn bị kỹ không lẫn tẻ, không đớn hạt; Giã trắng rồi đem cất vào chum, hũ để giành đến tết mới đem ra dùng. Nếu là nhà nông thì chọn thóc nếp cất đi gần tết lấy ra xay, giã ậm ịch dần, sàng, sạch sẽ rồi đem ra làm bánh.

          Ngày trước, mỗi nhà đón Tết đều cố nuôi lấy một con lợn. Thường là lợn bột, lợn lang đông. Loại lợn này nuôi cả năm cũng chỉ 50, 60 kg là cùng; ăn cám, ăn bèo, ăn rau béo mũm. Thịt thơm và ngon, khổ mỡ vừa phải rất nục nạc. Nếu nhà nào không nuôi được thì tìm hàng xóm, cùng nhau chung thịt một con gọi là đụng thịt lợn tết. Một con hai nhà hoặc bốn nhà, mỗi nhà một đùi gần tết mới ngả lợn, tiết canh, lòng lợn thì cùng nhau đánh chén trước, còn thịt chia nhau đem về gói bánh chưng và để giành ăn tết. Để có con lợn ấy phải nuôi từ đầu năm.

          Bánh chưng trong ruột có thịt lợn nhưng còn phải có đỗ xanh, hạt tiêu. Đỗ xanh cũng phải chọn và cất bảo quản trong hũ sành nút lá chuối, và để nơi khô ráo, đề phòng chuột nó ăn. Đỗ xanh chọn những hạt mẩy đều, không quăn lép. Khi dùng đem xay vỡ đôi, ngâm nước, tách vỏ, đãi sạch rồi cho lên rá róc nước, lấy ra làm nhân.

          Lá gói ngoài bánh chưng là loại dong, lá này ở miền núi mới sẵn. Người dân quê ở đồng bằng phải ra chợ tết mua về. Nhân ngày đi chợ ấy cũng mua vài cây dang để chẻ lạt gói bánh chưng. Cây dang là loại cây thuộc loài tre, nứa nhưng mọc ngùng ngoằng như dây, có từng đốt dài. Mỗi đốt chẻ ra được nhiều sợi lạt mỏng và dẻo, buộc gói bánh rất chắc và không mấy bị đứt.

          Bắt  đầu từ ngày 23 tháng Chạp tết Ông Công Ông Táo chầu giời trở đi, làng quê bắt đầu nhộn nhịp không khí ngày tết. Khắp nơi người ta rủ nhau di chợ sắm tết, sắm những thứ cần thiết để gói bánh chưng. Các bến sông, bến nước í ới tiếng người gánh nước, rửa bát, đãi gạo, gói bánh.

          Lá dong được rửa sạch, lau khô, dọc sống lá, cắt đầu để gói lá ngoài. Lá rách để trong lá lành để ngoài theo cách “lá lành đùm lá rách”. Sau nữa lấy bát con ao gạo nếp cho vào lượt dưới. Tiếp trên ao đỗ xanh một lượt, rồi cho miếng thịt lợn khổ to có cả nạc, cả mỡ vào giữa; Thịt lợn đã ướp hạt tiêu, bên trên miếng thịt lại cho đỗ, cho gạo phủ lên rồi gập lá gói vuông, gói xong lấy lạt buộc chặt, mỗi cặp hai chiếc rồi cho vào nồi cho vào nồi lớn đổ nước lã đem luộc. Mỗi khi gói bánh, trẻ em chạy ra chạy vào ngó nghiêng đòi mẹ, bà gói cho chúng một chiếc bánh con con, của riêng chúng, chớ có ai tranh mất là chúng khóc và bắt đền.

          Luộc bánh chưng bằng bếp lớn, nồi lớn. Củi ninh bánh chưng cũng phải chọn loại củi tốt thường là củi gộc khô, khi đốt ít khói, cháy đượm, nổ lách tách mà than hồng, sức nóng tốt, nhiệt độ nhiều. Có thế nồi bánh chưng mới đun sôi đều, bánh luộc xong mới dền trong ngoài như nhau, không có chỗ sống, chỗ chín.

          Ngày tết ở nông thôn quan trọng nhất là nồi bánh chưng. Người lớn, trẻ em quây quần bên bếp lửa luộc bánh chưng ấm áp tình người, không thấy cái giá lạnh của đêm đông ngày tết. Bánh chưng luộc thời gian từ 10 đến 12 giờ đồng hồ mới xong, nên phải có người trực bếp, tiếp củi, tiếp nước. Nước tiếp thì lấy cái thau đồng đổ nước lạnh vào đặt lên trên chiếc mâm nắp nồi. Nước trong nồi sôi thì nước trong thau cũng nóng. Lấy nước này tiếp thì nước trong nồi sôi đều vì không bị lạnh nước cứ như thế cho tới  khi bánh chín. Bánh chín vớt ra, xếp gọn lại rồi đặt ván nén bánh cho ráo nước và chặt bánh hơn.

          Ngày tết, trong mâm cơm nhà nào cũng có bát măng khô ninh chân giò, bát miến, đĩa thịt áp chảo, giò nạc, giò mỡ, su hào, súp lơ, cần tây, dưa muối…tùy từng gia đình mà các món này nhiều hay ít. Nhưng rứt khoát vẫn phải có chiếc bánh chưng đã bóc. Bánh được bóc hết lớp lá ngoài và lấy lạt dang tước nhỏ vừa phải để chia bánh ra làm 8 phần rồi úp đĩa lên. Sau đó lật đĩa rồi bỏ lá, kéo dây cắt bánh thành 4 phương, tám hướng, tám phần.

          Ngày tết, rượu thịt nhiều hơn ngày thường nên ăn bánh chưng có mấy cái lợi. Trong bánh chưng có chất gạo nếp, lá dong đỗ xanh đều là thứ no lâu giải rượu rất tốt. Chất thịt nạc thị mỡ trong bánh trưng cũng giúp rượu trôi nhanh, ít say. Nên khi ăn cỗ ngày tết nên nhớ ăn miếng bánh chưng và ăn thêm hành muối. Hành muối tốt giúp cho tiêu hóa, chống cảm lạnh hợp với của nếp. Chả thế dân gian có câu “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ”. Những thứ ấy hợp với ngày xuân ngày tết lắm. Vùng quê Bắc Giang, ngày tết ở đâu cũng có khí xuân như thế./.

 

http://dulichbacgiang.gov.vn

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành