Số người đang online : 46 Thăm đền thờ Lê Văn Thịnh - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Thăm đền thờ Lê Văn Thịnh
post image
Thăm đền thờ Lê Văn Thịnh

Cụm di tích đền thờ Lê Văn Thịnh nằm ở sườn núi...

Lê Văn Thịnh sinh năm Canh Dần (1050) tại làng Bảo Tháp, tên nôm là “Gủ Pháp”, thuộc xã Đông Cứu, huyện Gia Bình trong một gia đình nhà nho nghèo. Cha là Lê Văn Thành vừa dạy học, vừa bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Mẹ là Trần Thị Tín quê làng Ngô Xá (nay là Vân Xá- Cách Bi- Quế Võ).
Ngay từ nhỏ, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng là người thông minh hiếu học. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, hai mẹ con đã phải lưu lạc sang làng Trạc Nhiệt (Mộ Đạo- Quế Võ) sinh sống và mẹ ông đã mất tại đây. Lớn lên ông đến làng Tri Nhị dạy học. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi “Minh kinh bác học”, Lê Văn Thịnh đỗ đầu, ông được bổ chức Tả thị lang bộ binh, kiêm việc dạy vua học.
Lê Văn Thịnh là người tài cao đức trọng, lại có nhiều công lao với quốc gia, được triều Lý thăng đến chức cao nhất là Thái Sư. Cũng vì tài đức hơn người nên ông bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kỵ. Năm 1906, ông bị vu oan vào tội “hóa hổ” ở hồ Dâm Đàm, nhưng nhà vua luôn quí trọng tài đức của ông mà tha tội chết, cho đi đầy ở miền Thao Giang.
Tuy bị đi đầy, nhưng ông vẫn sống một cuộc đời có ích cho nước, cho dân. Đến khi tuổi già sức yếu, ông tìm về quê hương nhưng khi đến xã Đình Tổ (Thuận Thành) thì chút hơi thở cuối cùng. Nhân dân Đình Tổ trọng tài Đức của ông, đã chôn cất chu đáo và tôn làm Thành hoàng làng. Khi được tin ông mất, quê hương nội ngoại của ông và nhiều làng đã tôn ông làm thành hoàng làng như: Bảo Tháp, Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Tri Nhị, Địch Trung, Vân Xá, Huề Đông, Cứu Sơn.
Hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 7 tháng 1 âm lịch. Lễ hội này để tưởng nhớ công ơn Trạng nguyên Lê Văn Thịnh đồng thời tổ chức chúc thọ cho những người từ 50 tuổi trở lên trong làng. Ngoài ra, vào các ngày từ mồng 5 đến mồng 7 tháng 2 âm lịch hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội “Thập đình”, chính là lễ hội chung của 10 làng Bảo Tháp, Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Tri Nhị, Địch Trung, Vân Xá, Huề Đông, Cứu Sơn, tôn Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng làng. Trong 3 ngày hội, ngày 5 tháng 2 là ngày mở cửa đình, ngày 6 tháng 2 là ngày chính hội, ngày 7 tháng 2 nhân dân làm lễ tạ. Lễ hội gắn với nghi lễ nông nghiệp (lễ rước), lễ tế thần. Trong cả 3 ngày, dân làng cúng tế, đây là hoạt động thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với Quan trạng, cầu cho dân làng khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt, con cháu trong làng học hành giỏi giang, đỗ đạt…
 Lễ hội được diễn ra mỗi năm 1 lần nhưng cứ 3 năm làng sẽ mở hội lớn để 10 đình rước kiệu, bài vị của Quan trạng lên đình cả là đền Lê Văn Thịnh. Trong lễ hội, ban tổ chức còn tổ chức các cuộc thi và các trò chơi dân gian như đánh cờ, kéo co, đánh vật, đu quay, hát đối… Đây là lễ hội văn hoá thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.
Nằm trong cụm di tích còn có chùa Thiên Thư, khởi thủy có tên chữ “Thái Sư thiền tự” sau đổi tên là “Thiên Thư tự” vẫn còn ghi trên nóc tòa Tam bảo và trên chuông đúc năm Minh Mệnh 16 (1835). Các công trình kiến trúc trong khu vực chùa gồm: Tam Bảo, nhà Tổ, nhà khách, Tòa Tam bảo có kiến trúc kiển chữ “Đinh” gồm Tiền đường và Thượng điện dựng theo hướng nam. Trong cụm di tích đền chùa Lê Văn Thịnh còn giữ nhiều hiện vật có giá trị như rồng đá, khánh đá, bia đá “Thái sư tự bi ký” và một số bia hậu. Hậu phật bi ký- Cảnh Hưng 32 (1771) các sắc phong cùng các thần tích, sự tích về Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Đại tự, cuốn thư, biển gỗ, bài vị… đáng chú ý là bài vị đặt tại ngai thờ ghi “Lê Thái Sư Đại Vương” và biển gỗ “Ân tứ vinh qui”. Ở trong chùa còn có các hiện vật: một quả chuông đồng đúc năm Minh Mệnh 16 (1835) có khắc tên “Thiên Thư tự chung”. Một án thờ được chạm khắc tinh xảo từ thời Nguyễn. Một số tượng phật mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XIX đầu XX. Đặc biệt tượng rồng đá được người dân địa phương phát hiện ngay tại khu vực lối lên xuống dẫn vào đền cuối năm 1992. Tượng rồng được tạc bằng đá nguyên khối, có tư thế khoanh mình thành hình tròn, thân mình to lớn, toàn thân chạm vảy dày, hai mắt trợn tròn, hai chân trước xoè rộng, gân guốc, năm ngón với móng vuốt sắc nhọn bấu chặt vào khúc thân, miệng há rộng ngoạm vào mình. Chiều cao của tượng là 0,76m, chiều ngang là 1,12m, chiều dài từ trước ra sau là 0,96m. Điều đáng nói là hình ảnh của con rồng đá này rất đặc biệt, không giống với bất cứ hình ảnh rồng Việt ở bất cứ triều đại nào từng được biết đến và lại càng không giống với bất kỳ hình ảnh rồng Trung Hoa nào.
Các công trình kiến trúc được khởi dựng từ thời Lý, trải qua nhiều biến động lịch sử đã bị tàn phá nặng nề, nhiều hiện vật quí (như rồng đá mới phát hiện ở đây) đã bị vùi lấp, vì thế mà sang thời kỳ nhà Lê đã phải tu tạo chùa Thiên Thư (xây dựng lại trên nền chùa xưa). Đến giữa thế kỷ XVIII, vào các năm 1754 và 1755 chùa tiếp tục được tu tạo lại. Cuối thế kỷ XVIII, chùa được tu tạo mở mang thêm. Thời kỳ nhà Nguyễn năm Nhâm Thân, triều vua Gia Long (1812), triều vua Minh Mệnh (1835) và đến những năm đầu thế kỷ XX, triều vua Bảo Đại (1939) di tích được tu bổ, tôn tạo khang trang hơn. Năm 2010, đền thờ Lê Văn Thịnh được trùng tu tôn tạo, được gắn biển công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

 

 

Theo BBN

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành