ĐÌNH DO NGHĨA
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐÌNH DO NGHĨA
1. Tên di tích: Đình Do Nghĩa
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 1539-VH/QĐ ngày 27/12/1990
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc
4. Quyết định: Đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 1539-VH/QĐ ngày 27/12/1990
5. Địa chỉ di tích: xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Do Nghĩa nằm trên một gò đất cao của làng Do Nghĩa, Đình thờ Đại Hải Long Vương cùng thời với Tản Viên Sơn Thánh phụng sự Triều đại Hùng Vương.
Phía trước Đình là Đầm Sủng nổi tiếng với phong cảnh sơn thủy hữu tình và cũng là nơi tu hội vui chơi: “Bơi thi bắt vịt” của dân làng trong những ngày lễ hội.
Đình có tổng diện tích là 4636 m2. Đình được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh bao gồm: Tòa Đại bái có 3 gian, 2 dĩ, 6 hàng cột có chiều dài 23.5m, chiều rộng 5.8m, đường kính 0.65m. Cột quân cao 4.2 m, đường kính 0.5m. Cột con cao 3.3m đường kính 0.5m làm theo kiểu “Tàn đao lá mái”. Hậu cung dài 9m, rộng 9m, 2lầu. Sàn Đình làm bằng gỗ Lim.
Cổng đình gồm một cửa chính hai cửa phụ: cổng cao 8m, rộng 3m, dài 6m làm theo lối chồng diêm 8 mái 4 đao, mái cong. Cổng chính hình vòm, cổng được trang trí bằng những con giống với các đường diềm, đường nét hoa văn rất đẹp.
Giữa đình và cổng đình có một sân rộng 540m. Sân đình cũng là nơi vui chơi giải trí của nhân dân trong những ngày lễ hội, nơi luyện tập thể dục thể thao của đông đảo người dân, nơi vui chơi của các cháu thiếu nhi.
Tại đình hiện nay còn nhiều hiện vật có giá trị như: kiệu bát cống (trang trí nghệ thuật thời Lê thế kỷ 18), kiệu văn (trang trí nghệ thuật thời Nguyễn), bộ chấp kích, 3 mâm ấu, giá văn trạm nổi Rồng chầu mặt nguyệt, chân đế đục trạm hình Rồng yên ngựa, đẳng ghế dài trang trí trạm thủng hình long li quy phượng, 1 cuốn ngọc phả 16 đạo sắc phong từ thời Lê Cảnh Hưng đến thời Nguyễn. Ngoài ra còn 1 số di vật bằng đồng, bằng đá khác.
Đình Do Nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, một hình ảnh mẫu mực của phong cách kiến trúc cổ truyền dân tộc, đồng thời đây cũng là một kho tàng văn hóa cuả thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương làng xóm của thế hệ trẻ. Đình xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Do Nghĩa nằm trên một gò đất cao của làng Do Nghĩa, Đình thờ Đại Hải Long Vương cùng thời với Tản Viên Sơn Thánh phụng sự Triều đại Hùng Vương.
Phía trước Đình là Đầm Sủng nổi tiếng với phong cảnh sơn thủy hữu tình và cũng là nơi tu hội vui chơi: “Bơi thi bắt vịt” của dân làng trong những ngày lễ hội.
Đình có tổng diện tích là 4636 m2. Đình được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh bao gồm: Tòa Đại bái có 3 gian, 2 dĩ, 6 hàng cột có chiều dài 23.5m, chiều rộng 5.8m, đường kính 0.65m. Cột quân cao 4.2 m, đường kính 0.5m. Cột con cao 3.3m đường kính 0.5m làm theo kiểu “Tàn đao lá mái”. Hậu cung dài 9m, rộng 9m, 2lầu. Sàn Đình làm bằng gỗ Lim.
Cổng đình gồm một cửa chính hai cửa phụ: cổng cao 8m, rộng 3m, dài 6m làm theo lối chồng diêm 8 mái 4 đao, mái cong. Cổng chính hình vòm, cổng được trang trí bằng những con giống với các đường diềm, đường nét hoa văn rất đẹp.
Giữa đình và cổng đình có một sân rộng 540m. Sân đình cũng là nơi vui chơi giải trí của nhân dân trong những ngày lễ hội, nơi luyện tập thể dục thể thao của đông đảo người dân, nơi vui chơi của các cháu thiếu nhi.
Tại đình hiện nay còn nhiều hiện vật có giá trị như: kiệu bát cống (trang trí nghệ thuật thời Lê thế kỷ 18), kiệu văn (trang trí nghệ thuật thời Nguyễn), bộ chấp kích, 3 mâm ấu, giá văn trạm nổi Rồng chầu mặt nguyệt, chân đế đục trạm hình Rồng yên ngựa, đẳng ghế dài trang trí trạm thủng hình long li quy phượng, 1 cuốn ngọc phả 16 đạo sắc phong từ thời Lê Cảnh Hưng đến thời Nguyễn. Ngoài ra còn 1 số di vật bằng đồng, bằng đá khác.
Đình Do Nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, một hình ảnh mẫu mực của phong cách kiến trúc cổ truyền dân tộc, đồng thời đây cũng là một kho tàng văn hóa cuả thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương làng xóm của thế hệ trẻ. Đình xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
0 Bình luận