Số người đang online : 15 ĐÌNH CỔ DŨNG - ĐỀN NGHÈ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH CỔ DŨNG - ĐỀN NGHÈ
post image
ĐÌNH CỔ DŨNG - ĐỀN NGHÈ

Được công nhận di tích theo quyết định số 1851-VH/QĐ ngày 14 tháng...

ĐÌNH CỔ DŨNG - ĐỀN NGHÈ



1.    Tên di tích: Đình Cổ Dũng - đền Nghè
2.    Loại công trình: Đền
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1851-VH/QĐ ngày 14 tháng 11 năm 1989


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Cổ Dũng 1- xã Đông La- huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
6.    Tóm lược thông tin về di tích
           Đền- Đình Cổ Dũng xã Đông La – Đông Hưng- Thái Bình được xây dựng từ thời xa xưa. Tương truyền rằng, vào đời Vua Hùng Vương thứ 18 (hiệu là Duệ Vương), tại Cổ Dũng trang (Thôn Cổ Dũng- Đông La ngày nay), có 1 gia đình cha họ Nguyễn, tên Nghĩa, mẹ là bà Ngọc Quế sinh được 2 chị em: 1 trai, 1gái trí dũng song toàn, rất giỏi võ nghệ và canh cửi. Ngoại bang xâm lấn, tin đồn đến tai vua có chị em nhà nọ có thể phò vua giúp nước, vua sai người về Cổ Dũng trang điệu Người về cung. Sau khi phò Vua giết giặc cứu nước, 2 chị em tạ ơn vua, xin vinh quy cho phép về quê chăm sóc dân ấp. Ngày 8 tháng 8 năm Mậu Ngọ, nhị vị Thánh đã về cõi vĩnh hằng. Vua Duệ Vương đau xót tổ chức chôn cất nhị vị Thánh chu đáo, sau đó cho tu sửa phủ đệ xưa thành miếu thờ; lệnh cho trang Cổ Dũng giữ điện song thánh và lấy ngày 10-3 hàng năm, ngày giỗ Tổ. Miếu Cổ Dũng có từ đời thiên cổ, trước là phủ đệ của Thánh Vương, sau là điện vũ của Thánh Vương. Trải qua các đời nhà Lý, nhà Trần, miếu đều được tu bổ. Đời Thuận Thiên nhà Hậu Lê, dân thôn 1 lần nữa mở rộng cổ miếu, lại dựng chốn đình chung, nhị vị tiên thánh sắc phong: Hoàng đế nhị vị đại vương tối linh. Khu di tích này được trùng tu, tôn tạo năm Tự Đức thứ nhất (Thời Nguyễn) đến năm Bảo Đại thứ 2 (1940) làm lại đình vũ, sân trước, tắc môn hoành mã uy nghi có Lân, Ly chầu vào, voi ngựa hầu cổng, rồng phượng bay lượn.
          Đây là nơi thờ nhị vị Thánh Vương là Ả Nữ Ngọc Hoàng và Chàng Kha Thiên Đế đã có công phò vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước và giúp nhân dân truyền nghề canh cửi, xây dựng thôn ấp thêm trù phú.
          Khu di tích được chia làm 2 nơi riêng biệt:
-    Khu Đền (còn có tên gọi là Đền Nghè, tên dân gian gọi là Miếu Trúc Lâm).
Năm 2005, Đền Nghè đã được UBND xã cùng cán bộ, nhân dân trong xã và làng Cổ Dũng quyết tâm trùng tu, tôn tạo lại.
-    Khu Đình: Có khuôn viên nằm ở trung tâm làng Cổ Dũng. Đình được xây dựng theo kiến trúc triều Nguyễn, kiểu chữ Đinh, có 8 gian, toà đại bái có 5 gian, toà hậu cung có 3 gian. Phần mái thiết kế tiền tàu hậu bảy, tàu đao réo góc, Rồng chầu, Phượng mớm, trụ ngô, rường gió, trạm trổ tứ linh, tứ quý. Mái lợp ngói mũi, sân Đình lát gạch cổ, diện tích 250m2, phía trước có Tắc môn. Toàn bộ khuôn viên Đình nằm cạnh hồ và nhà bia tưởng niệm ghi tên cac liệt sĩ của xã tạo nên cảnh quan đẹp và là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân Đông La và khách thập phương.
-    Hằng năm, cứ vào ngày 10/3 âm lịch – ngày giỗ Tổ là làng mở hội Đình- Đền Cổ Dũng. Lễ hội diễn ra hết sức tôn nghiêm và vui vẻ. Đặc biệt, lễ rước kiệu vào buổi sáng 10/3 diễn ra thật tôn nghiêm và thú vị. Trai tráng trong làng được lựa chọn rất kỹ để vinh dự rước kiệu về Đền. Khách thập phương nô nức đến xem hội. Nhiều hoạt động văn hoá năn nghệ diễn ra trong lễ hội sau khi lễ rước kiệu thành công và bài phát biểu khai mạc kết thúc, lễ dâng hương trong Đình-Đền tiến hành. Ở đây, người ta tổ chức các trò chơi dân gian như bắt vịt, ném vòng cổ chai, đấu vật, múa lân,… Các làn điệu chèo của trai gái trong làng thi nhau biểu diễn trên sân khấu. Lễ hội năm nào cũng vui, cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đi lễ và xem hội. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, kết thúc vào ngày 13/3 âm lịch.







0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành