Số người đang online : 17 ĐỀN TRUNG CỐC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN TRUNG CỐC
post image
ĐỀN TRUNG CỐC

Đã xếp hạng đi di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...

ĐỀN TRUNG CỐC

1. Tên di tich: Đền Trung Cốc
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng đi di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996 (BS vào di tích Bãi Cọc Bạch Đằng QĐ số 191-VH/QĐ ngày 22/3/1988)
5. Địa chỉ di tích: Khu 2 phường Nam Hòa Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
6. Tóm lược Thông tin về di tích
“Đền Trung Cốc” là tên nhân dân thường gọi. Còn tên chữ của đền là “Trung Cốc từ”. Theo dân gian, đền có từ rất lâu đời lợp tranh sau đó xây bằng đá. Đến thời vua Gia Long thứ 6, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng. Sau đó lên thực địa thì thấy nhiều khó khan nên 3 thôn Yên đông, Cẩm La, Trung bản nhường cho thôn Phong Cốc kỳ thái phong biên. Lúc đó Tri huyện là Vũ Trọng Phúc và Nguyễn Huy Đĩnh đốc thúc khai khuẩn, đặt tên là Đồng Cốc. Ngôi đền cũ trên gò đất cao thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lào ở giữa thôn nên gọi là “Đền Trung cốc” mang tên thôn Đồng cốc.
Di tích đền Trung cốc có diện tích là 872 m2. Phía trước của đền hướng đông nam là khu nhà của người dân nơi đây. Phía bắc bên trái đền giáp đền thờ Mẫu. Phía sau là đình làng. Đền Trung cốc có kiến trúc kiểu chữ J, quay hướng đông nam. Gồm bái đường, hậu cung và sân đền, cổng đền.
Mảnh đất xây dựng ngôi đền Trung cốc bên cạnh bãi cọc đồng Vạn muối là những nguyên gốc di tích lưu niệm sự kiện trong dân gian còn nhớ về Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã dừng chân nơi đây. Đồng thời mảnh đất dựng ngôi đền cũng là nơi lưu niệm sự kiện vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc: “Chiến thắng Bạch đằng năm 1288”.
Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông cổ hình thành và phát triển, tiến hành những cuộc xâm lăng đẫm máu trên toàn thế giới. Vó ngựa của quân viễn chinh Mông cổ đi đến đâu reo rắc đau thương và kinh hoàng đến đó. Thế nhưng cả ba lần xâm lược nước Đại Việt đều bị quân và dân ta đánh cho tan tác. Lịch sử xâm lược của đế quốc Nguyên Mông đối với nước ta là lích sử thất bại thảm hại. Lần thứ nhất vào năm 1258, lần thứ hai vào năm 1285 và lần thứ ba la năm 1288 khi biết được âm mưu của địch Trần Quốc Tuấn chọn nơi họng song Bạch Đằng làm trận địa tiêu diệt kẻ thù. Ông đã cho xây dựng các bãi cọc ngầm kết hợp với dải đá ngầm Ghềnh Cốc và Ghềnh sông Chanh tạo thành một phòng tuyến bịt chặt họng sông Bạch Đằng.
Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan hoàn toàn đạo binh thuyền chiến lược của quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ 3 và âm mưu xâm lược của đế quốc Nguyên Mông. Khẳng định nền độc lập vững chắc không thể lay chuyển nổi của dân tộc ta.
 
 






 

 

 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành