ĐỀN THÁI BẢO
1. Tên di tích: Đền Thái Bảo
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 43/1999/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 7 năm 1999

5. Địa chỉ di tích: Thôn Tứ xã Hông Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Hưng (gồm cả 3 thôn Đông, Đoài, Tứ) còn có tên chữ là làng Phú Khê, Tổng Phú Khê huyện Thần Khê (nay thuộc xã Hồng Việt huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình). Nơi đây còn ghi dấu tích bãi duyệt binh và những câu chuyện về 2 nữ tướng họ Lương: Lương Thị Kiền và Lương Thị Càn. Hai chị em bà tập hợp quân nghĩa dùng lập đồn ở trang Phúc Hưng. Từ hành doanh hai bà đã đem quân bản bộ cùng hai bà Trưng đánh giặc cứu nước. Khi mất hai bà được dân làng lập đền thờ.
Cùng với câu chuyện kể trên, đồng làng Hưng còn những dấu tích gốm của thời kỳ đầu công nguyên, bên cạnh lăng mộ của Lăng Thái Bảo Đỗ Tử Bình. Quê hương Đỗ Tử Bình ở làng Tam xã Hưng Nguyên huyện Anh Đô trấn Hoan Diễn (Nay là huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An) Thân phụ là Đỗ Thiên Thư vì việc hình án bị biếm chức thiên cư đến Long Hưng để lập nghiệp và dạy học ở chùa Dương Mai (chùa làng Tứ).
Đỗ Thiên Thư làm rể nhà họ Nguyễn, sau sinh ra Đỗ Tử Bình. Đỗ Tử Bình sinh vào năm Giáp Tý (1324) triều Trần Minh Tông, thuở nhỏ đã ham học, học giỏi, ông thi đỗ ngự tiền học sinh (tiến sĩ) năm 22 tuổi (1346) ra làm quan, trải qua các chức:
- Mậu Tý (1348) tháng Giêng, mùa xuân Đỗ Tử Bình làm Thị giảng.
- Mâụ Tuất (1358) tháng Bẩy, mùa thu Đỗ Tử Bình được cử giữ chức Viện xu mật sau được cử vào trấn giữ Thuận Hoá.
- Tân Sửu (1361) tháng Năm, mùa hạ Đỗ Tử Bình được giao việc điểm duyệt quân đội ở Lâm Bình và Thuận Hoá, sửa đắp thành Hoá Châu. Tháng 12 cùng năm Đỗ Tử Bình được cử làm đỗng tri Môn hạ bình chương sự.
- Đinh Mùi (1367) Đỗ Tử Bình cùng Trần Thế Hưng đi đánh Chiêm Thành.
- Nhâm Tý (1372) tháng Tư, mùa hạ Đỗ Tử Bình được làm Hành Khiển, tả tham mưu quân sự đi đánh Chiêm.
- Canh Thân (1380) tháng 11 mùa đông Đỗ Tử Bình làm Nhập nội Hành Khiển, tả tham tri chính sự, lĩnh chức kinh lược sử Lạng Giang. Không bao lâu sau ông qua đời được truy phong Thái Bảo, được thờ phụ vào Văn Miếu.
Từ một quan văn Đỗ Tử Bình chuyển làm võ quan tham gia xây dựng phòng tuyên phía năm chiến đấu chống quân Chiêm. Công lao to lớn của ông là đã cùng một số người viết nên kế sách “Bình Chiêm an quốc”.
Nội dung kế sách là kê khai hộ khẩu và ruộng đất để huy động sức dân vào cuộc kháng chiến, dân đinh phải nộp tiền, ruộng đất tuỳ loại mà nộp thuế … nắm chắc dân đinh để tuyển thêm lính … Kế sách cũng còn bày cách làm đường ngầm ở các sông lạch, người đi quan không phải cầu đò, voi ngựa lội qua không bị nghẹt nước …. Kế sách ấy đã góp phần vào chiến thắng quân Chiêm để yên bờ cói phía nam và vì vậy cuối đời ông được phong đến chức Hành khiển.
Sau khi ông mất – Tân Dậu (1381) nhớ công ơn ông dân làng Hưng đã lập đền thờ ông. Khi còn sống nơi ông ở được ghi “ở huyện Cổ Lan có vườn Tử Bình, trong vườn có mai, trúc, khe suối và hồ ao, là một chỗ thắng cảnh để du thưởng” (Sách An Nam chí của Cao Hùng Trúng – Nhà Minh. Thời thuộc Minh huyện Thần Khê sáp nhập vào huyện Cổ Lan) nơi ấy nay không còn.
Đền thờ ông được xây trên một gò cao, cây mọc xum xuê phía trước có dòng nước uốn khúc như rồng lượn chầu vào, xung quanh có những thửa đất hình voi chầu, hổ phục, nhạc ngựa, cán cờ…. Trước cửa lăng có chiếc cầu đá chếch lên phía tây nam có gồ Quán Cháy (giữa Nhuệ và Sàng) dân làng Hưng xưa thường kể. Trước khi thác Đỗ Tử Bình nói với những người thân cận “Ai nhớ vợ, nhớ con thì về”. Có một người lính đã xin ông ra về, giữa đường nghĩ lại, người lính trở về bên hầm mộ thì cửa hầm đã bị lấp. Giận chân người đã dậm chân lên cầu đá, nay vẫn để lại vết chân to hơn người thường, đi tiếp một đoạn đường, người lính gặp mưa bị sét đánh chết, dân quanh vùng thương tình đắp mộ thành gò cao và đó gọi là gò Quán Cháy.
Khi Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, người cho cầu đảo các đình miếu thần linh phù trợ nghĩa quân. Các vị thần ở làng Hưng đã âm phù vua Lê. Sau thắng lợi các vị được phong thần.
Lê Thần Tông (1649-1662) đã ban sắc phong:
- Đỗ Thái Bảo là Trần triều Thái Bảo trung đẳng linh phù tôn thần.
Năm Hồng Phúc Nguyên niên (1752) Đông Các đại học sĩ, Lễ bộ thượng thư Nguyễn Bính soạn thần tích lăng Đỗ Tử Bình ghi: “Năm Canh Thân (1380) vua sai Đỗ Tử Bình và Hồ Quý Ly xuất cả thuỷ, lục quân đại phá quân Chiêm, quân ta đại thắng về triều, Đỗ Công được phong Hành khiển đại thần (tể tướng) … các khe lạch đã có thần giúp nên khi quân qua sông không phải cầu đò cho đổi Long Hưng huyện thành Thần Khê huyện”.
Năm Thành Thái thứ 5 (1905) sắc phong: Sắc cho Thái Bình tỉnh, Tiên Hưng phủ, Thần Khê huyện, Phú Khê tổng, Phú Khê xã, Tứ Thôn từ trước tới nay đã thờ Thần Triều Thái Bảo Đỗ Tử Bình tôn thần đã chứa đựng nhiều linh thiêng … nay gia ban thêm cho 4 chữ: “Dực bảo trung hưng”.
Duy Tân thứ năm (1911) sắc phong: “Trung Đẳng tôn thần”.
Khải Định năm thứ hai (1917) … Sắc “ Thôn Tứ đã được chuẩn chỉ thờ phụng Dực bảo trung hưng Trần triều Thái Bảo Đỗ Tử Bình trung đẳng tôn thần… nay thêm cho 2 chữ đẹp là Quang uý tuý mục trung đẳng tôn thần.

Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số 43/1999/QĐ-BVHTT ngày 12...
ĐỀN THÁI BẢO


1. Tên di tích: Đền Thái Bảo
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 43/1999/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 7 năm 1999

6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Hưng (gồm cả 3 thôn Đông, Đoài, Tứ) còn có tên chữ là làng Phú Khê, Tổng Phú Khê huyện Thần Khê (nay thuộc xã Hồng Việt huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình). Nơi đây còn ghi dấu tích bãi duyệt binh và những câu chuyện về 2 nữ tướng họ Lương: Lương Thị Kiền và Lương Thị Càn. Hai chị em bà tập hợp quân nghĩa dùng lập đồn ở trang Phúc Hưng. Từ hành doanh hai bà đã đem quân bản bộ cùng hai bà Trưng đánh giặc cứu nước. Khi mất hai bà được dân làng lập đền thờ.
Cùng với câu chuyện kể trên, đồng làng Hưng còn những dấu tích gốm của thời kỳ đầu công nguyên, bên cạnh lăng mộ của Lăng Thái Bảo Đỗ Tử Bình. Quê hương Đỗ Tử Bình ở làng Tam xã Hưng Nguyên huyện Anh Đô trấn Hoan Diễn (Nay là huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An) Thân phụ là Đỗ Thiên Thư vì việc hình án bị biếm chức thiên cư đến Long Hưng để lập nghiệp và dạy học ở chùa Dương Mai (chùa làng Tứ).
Đỗ Thiên Thư làm rể nhà họ Nguyễn, sau sinh ra Đỗ Tử Bình. Đỗ Tử Bình sinh vào năm Giáp Tý (1324) triều Trần Minh Tông, thuở nhỏ đã ham học, học giỏi, ông thi đỗ ngự tiền học sinh (tiến sĩ) năm 22 tuổi (1346) ra làm quan, trải qua các chức:
- Mậu Tý (1348) tháng Giêng, mùa xuân Đỗ Tử Bình làm Thị giảng.
- Mâụ Tuất (1358) tháng Bẩy, mùa thu Đỗ Tử Bình được cử giữ chức Viện xu mật sau được cử vào trấn giữ Thuận Hoá.
- Tân Sửu (1361) tháng Năm, mùa hạ Đỗ Tử Bình được giao việc điểm duyệt quân đội ở Lâm Bình và Thuận Hoá, sửa đắp thành Hoá Châu. Tháng 12 cùng năm Đỗ Tử Bình được cử làm đỗng tri Môn hạ bình chương sự.
- Đinh Mùi (1367) Đỗ Tử Bình cùng Trần Thế Hưng đi đánh Chiêm Thành.
- Nhâm Tý (1372) tháng Tư, mùa hạ Đỗ Tử Bình được làm Hành Khiển, tả tham mưu quân sự đi đánh Chiêm.
- Canh Thân (1380) tháng 11 mùa đông Đỗ Tử Bình làm Nhập nội Hành Khiển, tả tham tri chính sự, lĩnh chức kinh lược sử Lạng Giang. Không bao lâu sau ông qua đời được truy phong Thái Bảo, được thờ phụ vào Văn Miếu.
Từ một quan văn Đỗ Tử Bình chuyển làm võ quan tham gia xây dựng phòng tuyên phía năm chiến đấu chống quân Chiêm. Công lao to lớn của ông là đã cùng một số người viết nên kế sách “Bình Chiêm an quốc”.
Nội dung kế sách là kê khai hộ khẩu và ruộng đất để huy động sức dân vào cuộc kháng chiến, dân đinh phải nộp tiền, ruộng đất tuỳ loại mà nộp thuế … nắm chắc dân đinh để tuyển thêm lính … Kế sách cũng còn bày cách làm đường ngầm ở các sông lạch, người đi quan không phải cầu đò, voi ngựa lội qua không bị nghẹt nước …. Kế sách ấy đã góp phần vào chiến thắng quân Chiêm để yên bờ cói phía nam và vì vậy cuối đời ông được phong đến chức Hành khiển.
Sau khi ông mất – Tân Dậu (1381) nhớ công ơn ông dân làng Hưng đã lập đền thờ ông. Khi còn sống nơi ông ở được ghi “ở huyện Cổ Lan có vườn Tử Bình, trong vườn có mai, trúc, khe suối và hồ ao, là một chỗ thắng cảnh để du thưởng” (Sách An Nam chí của Cao Hùng Trúng – Nhà Minh. Thời thuộc Minh huyện Thần Khê sáp nhập vào huyện Cổ Lan) nơi ấy nay không còn.
Đền thờ ông được xây trên một gò cao, cây mọc xum xuê phía trước có dòng nước uốn khúc như rồng lượn chầu vào, xung quanh có những thửa đất hình voi chầu, hổ phục, nhạc ngựa, cán cờ…. Trước cửa lăng có chiếc cầu đá chếch lên phía tây nam có gồ Quán Cháy (giữa Nhuệ và Sàng) dân làng Hưng xưa thường kể. Trước khi thác Đỗ Tử Bình nói với những người thân cận “Ai nhớ vợ, nhớ con thì về”. Có một người lính đã xin ông ra về, giữa đường nghĩ lại, người lính trở về bên hầm mộ thì cửa hầm đã bị lấp. Giận chân người đã dậm chân lên cầu đá, nay vẫn để lại vết chân to hơn người thường, đi tiếp một đoạn đường, người lính gặp mưa bị sét đánh chết, dân quanh vùng thương tình đắp mộ thành gò cao và đó gọi là gò Quán Cháy.
Khi Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, người cho cầu đảo các đình miếu thần linh phù trợ nghĩa quân. Các vị thần ở làng Hưng đã âm phù vua Lê. Sau thắng lợi các vị được phong thần.
Lê Thần Tông (1649-1662) đã ban sắc phong:
- Đỗ Thái Bảo là Trần triều Thái Bảo trung đẳng linh phù tôn thần.
Năm Hồng Phúc Nguyên niên (1752) Đông Các đại học sĩ, Lễ bộ thượng thư Nguyễn Bính soạn thần tích lăng Đỗ Tử Bình ghi: “Năm Canh Thân (1380) vua sai Đỗ Tử Bình và Hồ Quý Ly xuất cả thuỷ, lục quân đại phá quân Chiêm, quân ta đại thắng về triều, Đỗ Công được phong Hành khiển đại thần (tể tướng) … các khe lạch đã có thần giúp nên khi quân qua sông không phải cầu đò cho đổi Long Hưng huyện thành Thần Khê huyện”.
Năm Thành Thái thứ 5 (1905) sắc phong: Sắc cho Thái Bình tỉnh, Tiên Hưng phủ, Thần Khê huyện, Phú Khê tổng, Phú Khê xã, Tứ Thôn từ trước tới nay đã thờ Thần Triều Thái Bảo Đỗ Tử Bình tôn thần đã chứa đựng nhiều linh thiêng … nay gia ban thêm cho 4 chữ: “Dực bảo trung hưng”.
Duy Tân thứ năm (1911) sắc phong: “Trung Đẳng tôn thần”.
Khải Định năm thứ hai (1917) … Sắc “ Thôn Tứ đã được chuẩn chỉ thờ phụng Dực bảo trung hưng Trần triều Thái Bảo Đỗ Tử Bình trung đẳng tôn thần… nay thêm cho 2 chữ đẹp là Quang uý tuý mục trung đẳng tôn thần.

Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận