Số người đang online : 22 ĐỀN ĐINH LỄ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN ĐINH LỄ
post image
ĐỀN ĐINH LỄ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số : 03/2006/QĐ -...

ĐỀN ĐINH LỄ




1.    Tên di tích: ĐỀN ĐINH LỄ
2.    Loại công trình: Đền
3.    Loại di tích: di tích lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số : 03/2006/QĐ - BVHTT ngày 17 tháng 01 năm 2006


 
5.    Địa chỉ di tích: xã Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
       Đền thờ Linh Cảm Đại vương Đinh Lễ thuộc xã Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, đền Đinh Lễ nằm trong quần thể danh thắng Tam - Soa và các di tích lịch sử văn hoá quốc gia như khu Lưu niệm và mộ Trần Phú, Nhà thờ và mộ Phan Đình Phùng, Nhà thờ Bùi Dương Lịch, Nhà thờ và mộ Lê Bôi.
      Đinh Lễ là một nhân vật lịch sử tiêu biểu thế kỷ XV. Ông là một trong những Khai quốc công thần triều Lê. Sự nghiệp của ông gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, với phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh đầu thể kỷ XV. Thân thế và sự nghiệp của ông đã được ghi chép khá đầy đủ trong chính sử nước ta. Ông quê ở Thuý Cối thuộc Lam Sơn, nay là xã Trung Chính huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và lập được nhiều chiến công vang dội. Ông hy sinh vào tháng 3 năm 1427 trước ngày toàn thắng quân Minh 1 năm (1428). Tháng 2 năm 1428, Đinh Lễ được ban biển ngạch công thần khai quốc, chức Nhập nội Kiểm hiệu Tư đồ và được ban quốc tính (họ Lê). Vua Lê Lợi đã lấy vùng đất Tùng ảnh phong ấp cho các bậc Công thần khai quốc như Lê Bôi, Võ Lộng, Phan Đán xây dựng cơ nghiệp. Đinh Lễ được phong vương hiệu Linh Cảm đại vương. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông gia tặng Đinh Lễ làm Thái sư Bân quốc công, về sau tấn phong là Hiển Khánh vương. Năm 1802, Đinh Lễ được triều Nguyễn liệt vào hàng công thần khai quốc nhà Lê bậc 2 và cho 1 người cháu được miễn lao dịch để trông nom việc thờ tự.
      Nhớ ơn người anh hùng đã hy sinh vì đất nước chống giặc ngoại xâm, nhân dân địa phương đã lập đền thờ Đinh Lễ ngay tại đồn binh năm xưa của ông trên núi Tùng Lĩnh. Khi đặt ách đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã dời đền thờ Đinh Lễ đi nơi khác cách vị trí cũ khoảng 400 m.
      Đền thờ Đinh Lễ hiện còn 1 ngôi thượng điện cổ kính, phía trước là vọng lâu 2 tầng và khu sân đền nằm trong hệ thống tường dắt và cổng vào kín đáo. Thượng điện được làm bằng chất liệu gỗ mít, kiểu tứ trụ chồng đấu (hay còn gọi nhà rường), gồm 4 vì kèo tạo thành 3 gian chính và 2 gian hồi, 4 mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch nung. Hệ thống kèo kẻ, đầu bẩy giá chiêng đều được chạm trổ khá công phu với các đề tài dân gian. Gian chính giữa thờ Thành hoàng Đinh Lễ với linh toạ, bài vị khắc vương hiệu Linh Cảm Đại vương và hệ thống hương án, đồ tế khí bằng gỗ được sơn son thếp vàng.
      Bàn thờ gian trái đặt thờ linh toạ các đền miếu trong vùng hợp tự về đây sau ngày hoà bình lập lại. Riêng gian phải đặt bàn thờ 14 pho tượng Phật cổ bằng gỗ mít, được chuyển từ chùa Thạch Động (còn gọi chùa Đác) về do chùa bị bom Mỹ đánh sập năm 1968. Tất cả các pho tượng còn giữ nguyên bản tượng gốc, một số pho tượng do bị mối xông hoặc bị đục phá nên được phục chế và sơn thiếp lại bằng sơn sống truyền thống. trong 14 pho tượng gồm có 3 tượng Tam thế Phật, 7 tượng Quan âm Phật, 2 tượng quan hầu và 2 Tăng Phật.
      Trước đền thờ Đinh Lễ xây vọng lâu, quy mô hai tầng kiểu chồng diêm 8 mái. Niên đại trùng tu vọng lâu ghi: Bảo Đại Đinh Sửu (1973) Bốn trụ vòm vọng lâu, trụ hiên Thương điện và trụ cổng khắc các câu đối ca ngợi công đức của Thành hoàng Đinh Lễ đối với nhân dân cả nước cũng như nhân dân trong vùng.
Sân đền rộng gần 100m2, lát gạch đất nung hình vuông, xung quanh sân xây hai trụ biểu đơn giản  gắn với các bậc tam cấp lên xuống sân đền. Trong sân sát cổng ra vào xây tắc môn, mặt trước tắc môn đắp nổi bằng vữa vôi cảnh sơn lâm và hổ phục.
      Trong đền hiện có các hiện vật di tích:
- Tượng gỗ    14
- Hoành phi gỗ    2
-Linh toạ - bài vị    6
- Hương án gỗ    2
- Mâm bồng gỗ    1
- Mâm chè    1
- Chân đèn gỗ    6
- Ống hương gỗ    6
- Mõ gỗ lớn    1
- Mõ gỗ nhỏ    1
- Lư hương sứ    3
- Kiệu gỗ    2 bộ

7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử văn hoá:
- Hàng kỳ nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh lên thắp hương, dọn vệ sinh tại đền.
- Nhà trường tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa, giá trị văn hóa di tích được lồng ghép vào nội dung chương trình dạy để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh.




 
8. Một số thông tin của trường THCS Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh:
- Họ và tên hiệu trưởng: Phan Thị Thuỷ
Điện thoại : 0983.450.112
Địa chỉ email: phanthithuy10@yahoo.com 
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Nguyễn Như Sang
Điện thoại: 0915.050.807
- Địa chỉ trường: Trường THCS Tùng ảnh - xã Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành