Số người đang online : 51 CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN B4 - LIÊN TỈNH IV (1959-1975) TẠI NÂM NUNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN B4 - LIÊN TỈNH IV (1959-1975) TẠI NÂM NUNG
post image
CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN B4 - LIÊN TỈNH IV (1959-1975) TẠI NÂM NUNG

Được công nhận di tích theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT ngày 17...


CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN B4 - LIÊN TỈNH IV (1959-1975) TẠI NÂM NUNG



1.    Tên di tích: Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV (1959-1975) tại Nâm Nung
2.    Loại công trình: 
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 03 năm 2005
5.    Địa chỉ di tích: xã Nâm Nung, huyện Krông Nô và xã Quảng Sơn, huyện Đắk G&;long, tỉnh Đắk Nông
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Căn cứ kháng chiến B4- liên tỉnh IV từng là địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan ban ngành, Huyện uỷ, Tỉnh uỷ, Liên tỉnh; là nơi đưa đón các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương vào thành lập chủ lực Miền, để chỉ đạo cuộc cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Đồng thời là hành lang chiến lược đưa sức người, sức của từ hậu phương ra tiền tuyến, đóng vai trò như bản lề nối Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, miền Bắc với miền Nam.
        Ngày 23/1/1959, thực hiện âm mưu thiết lập vành đai ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng ở Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh thành lập tỉnh Quảng Đức. Chúng đặt thêm một số đồn bốt từ Đắk Gằn đến Bu Prăng, xây dựng sân bay Nhân Cơ và tổ chức lực lượng bảo an, dân vệ dày đặc nhằm kìm kẹp phong trào nổi dậy của nhân dân các dân tộc tại địa phương và ngăn chặn việc nối liền hành lang chiến lược Bắc – Nam.
       Về phía ta, để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn B90 và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong công tác khai thông hành lang chiến lược Bắc – Nam và phát triển cở sở cách mạng tại Nam Tây Nguyên, giữa năm 1959, Liên khu V điều đồng chí Vũ Anh Ba (Hồng Ưng) nguyên Bí thư liên tỉnh IV vào làm Bí thư Ban cán sự tỉnh.
       Đầu năm 1960, Liên khu ủy V quyết định chia tỉnh Đắk Lắk thành Bốn vùng (gọi mật danh là B), gồm B3, B4, B5, B6; trong đó B4 là toàn bộ phần đất tỉnh Quảng Đức do ngụy quyền Sài Gòn lập. Trên cơ sở địa giới hành chính này, tháng 12/1960, Trung ương quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức và Đảng bộ tỉnh Quảng Đức trực thuộc Liên Khu ủy V. Ban chỉ đạo đầu tiên của tỉnh do Trung ương chỉ định gồm có đồng chí Vũ Anh Ba (tức Hồng Ưng) làm Bí thư Ban cán sự và các đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên), Lê Đạo (Ba Đạo, A Ma Nhao), A Ma Sa (YB&;ơ), Trần Quang Sang (Bá Phước), Phùng Đình Ấm (Ba Cung), Phạm Văn Lạc (Tư Lạc). Tỉnh dựa vào vùng căn cứ kháng chiến tại Nâm Nung, vùng Plateau Rôbot gồm các buôn R&;cập, Jrah, Jokju, Broah, Choaih, Fibri để làm địa bàn hoạt động.
           Ngày nay, đến thăm Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV, có thể thấy Di tích như nằm lọt giữa thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Từ Lâm trường Nâm Nung (huyện Krông Nô) rẽ trái theo hướng Đông; từ huyện Đăk Song theo tỉnh lộ 6 hoặc từ thị xã Gia Nghĩa theo tỉnh lộ 4 là chúng ta có thể đến Khu di tích Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV.
         Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm: Địa điểm Tỉnh ủy B4, Liên tỉnh IV và địa điểm Tỉnh đội B4. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở chân đồi Yok K&;Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh đội hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc) vẫn còn vết tích hầm của Tỉnh đội, có độ dài 2,5m, rộng 0,9m. Hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra. Tiếp đến là căn nhà ở và làm việc từ 1968-1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) - Tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969-1971.
         Ngược dòng chảy của con suối Đắk Đ‘Rouk khoảng 1 km là tới căn cứ của Liên tỉnh IV và Tỉnh ủy B4, thuộc địa bàn thôn 2, bon Ja Rah, xã Nâm Nung (Krông Nô), di tích hiện còn là một nền đất hình chữ nhật, có diện tích 13,5m2, độ sâu so với mặt đất 0,15m, bốn bên là tre nứa bao trùm, nơi trước đây là căn nhà của Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV đóng và làm việc. Tháng 10/1960 Liên tỉnh IV tách văn phòng Tỉnh ủy B4 xây dựng văn phòng riêng. Tại địa điểm này, có thể dễ dàng quan sát thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầu rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía nam suối Đắk Đ‘Rouk). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (bảy Biên) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc. Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30m là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Đ‘Rouk (nhánh phía bắc) về hướng Đông chừng 50m, là ngọn thác Len Lep Pêl, có độ cao từ 3,5 - 4m. Sau lưng nhà là đường mòn nhỏ, ăn thông với các bon phía Đông căn cứ, như bon Ja Ráh, bon Jok Du, bon R‘cập... Ngoài ra còn có Hội trường nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác, có diện tích 84m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái nơi đã tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (5-9-1969).
         Ngoài khu vực căn cứ Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV, Khu di tích còn địa điểm huyện ủy Đắk Mil đóng. Theo hướng Tây Nam qua suối Đắk Đ‘Looung chừng 50m là đến bếp Hoàng Cầm và hội trường của Huyện ủy Đắk Mil (cuối năm 1968 sau khi tỉnh Quảng Đức chuyển xuống phía Nam Nâm Nung, Huyện ủy Đắk Mil chuyển về đây, đến năm 1973 chuyển ra suối Đắk P‘Rí). Cũng như căn cứ của Liên tỉnh IV và Quảng Đức (B4) ở suối Đắk Đ‘Rouk, hiện nay nhà và bếp Hoàng Cầm không còn nữa, nhưng nền bếp vẫn còn nguyên vẹn, nằm cách hội trường Huyện ủy 4,5m về hướng Đông Nam, có diện tích 4m2 (2m x 2m), độ sâu 0,15m so với mặt đất. Đi về hướng Tây Bắc 4,5m là nền hội trường Huyện ủy, có diện tích 22m2 (5,5m x 4m), sâu 0,1m, mặt hướng về phía Tây Nam (suối Đắk R‘Looung).
         Có thể nói, Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV giữ vai trò vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương, là nơi xây dựng lực lượng cách mạng và tham gia sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, cho các vùng khác để cứu đói. Đồng thời cũng là nơi tổ chức các trận đánh lớn ngay trên địa bàn căn cứ, làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông đường hành lang chiến lược, phục vụ đắc lực cho chiến trường miền Nam.     Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV khẳng định tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em Kinh - Thượng; khẳng định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong việc tổ chức bộ máy lãnh đạo các cấp, xây dựng được thế trận lòng dân, tranh thủ sự nhiệt tình ủng hộ của quần chúng nhân dân với cách mạng trong điều kiện hết sức khó khăn. Di tích là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do cho các tầng lớp nhân dân các dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em, truyền thống yêu nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
         Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV còn có ý nghĩa về mặt du lịch sinh thái với môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú. Cả khu di tích như nằm lọt thỏm giữa màu xanh của những ngọn núi cao, thảm rừng nguyên sinh bạt ngàn, tới đây du khách có thể được tận hưởng không khí trong lành, tắm mát trên dòng suối, nằm nghe tiếng chim hót, tiếng róc rách của con suối Đắk P‘Rí, Đắk R‘Looung. Tại đây, vẫn còn lại nhiều loại động vật quý hiếm như: Trăn gió, đại bàng, lợn, na, mèo, gấu, khỉ, trâu (mil)… và nhiều loại thực vật như: Chò xót, dầu đỏ, trắc, kiền kiền, sao,… Trong quần thể di tích còn có những ngọn núi cao, thảm rừng nguyên sinh bạt ngàn xanh biếc, được bao bọc bởi các dòng suối, những ngọn thác nhỏ thơ mộng, làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của đất Tây Nguyên hoang sơ. Bên cạnh đó, ẩn mình dưới những dãy núi cao hùng vĩ là các bon làng với dân cư chủ yếu là người dân tộc M&;nông, Mạ mang đậm nét văn hóa truyền thống độc đáo người bản địa.
         Quần thể Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 10/2005-QĐ-BVHTT, ngày 17/3/2005. Cùng với những giá trị về mặt lịch sử, ý nghĩa về mặt địa chất và sinh thái - văn hóa, nơi đây là điểm đến lý tưởng thu hút sự quan tâm của du khách với vẻ đẹp tự nhiên sẵn có bên cạnh những truyền thống văn hoá độc đáo, lâu đời của các bon làng người M&;Nông. Đây thực sự là một trong những tiềm năng phát triển lịch sử - văn hoá - du lịch - kinh tế của tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.




0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành