Số người đang online : 27 Bắc Ninh: Lễ hội làng Phù Lưu - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Bắc Ninh: Lễ hội làng Phù Lưu
post image
Bắc Ninh: Lễ hội làng Phù Lưu

Phù Lưu là ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Làng còn có tên gọi là làng Giầu(Trầu  hay Chợ Giàu, là nơi có truyền thống buôn bán và văn hóa lâu đời, quê hương của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời kỳ cận hiện đai. Hội làng Phù Lưu được tổ chức vào mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Hội thờ Phật và Thành hoàng. Thành hoàng của làng là một vị thần Mẫu, vốn là mụ ả tu đắc đạo có phép hô phong hoán vũ. Khi hạn hán dân thường cầu Bà hóa phép làm mưa nên tôn Bà là Thành Hoàng. Ngày tổ chức hội là ngày hóa của Bà.

Trong những ngày chuẩn bị lễ hội, đình, đền, chùa được lau dọn sạch sẽ, khánh tiết trang trọng, đường làng ngõ xóm phong quang. Mọi người trở nên vui vẻ, thân mật, cởi mở, xoá bỏ mọi bất hòa trong đời thường để “cầu phúc”. Những người tham gia ban tế còn phải chay tịnh, phải sạch sẽ.

Ngày khai mạc Hội Lệ, có lễ rước Thánh từ đền ra đình. Đi đầu đám rước là điệu múa sư tử trong tiếng trống rộn ràng, hàng ngũ rước cờ thần, kiệu Ông, kiệu Bà, đội tế nam, đội tế nữ. Các cụ cao tuổi nhất trong làng được tôn vinh, mặc quần áo đỏ có con cháu mặc lễ phục đi theo che lọng. Hàng các cụ tôn, cụ thượng là các đoàn thể Hội CCB, Hội NCT, các chạ anh, chạ em, các tổ đồng canh, đồng học... Đội nào cũng rước mâm chiêng trống, đàn sáo vang lừng.

Về đến đình làng, sau khi hạ kiệu, việc hành lễ bắt đầu. Các chấp sự trong ban tế mặc áo thụng xanh đội mũ tế. Ông chủ tế đọc văn tế và “Nhập tịch cầu phúc”.

Sau phần lễ là phần hội có những trò vui: đánh cờ, đu, đấu vật, bơi, rước ngựa chiến, chọi gà, tổ tôm điếm... Các cuộc thi như thi thổi xôi, làm cỗ gà, làm bánh vừng, chè đu đủ, dệt vải, bình thơ, xướng đối... Ngoài ra còn có các điếm hát quan họ ở ngoài đồi, trong nhà, trên thuyền

Lễ hội làng Phù Lưu thể hiện lối sinh hoạt văn hóa mang tàn dư việc thờ nữ thần của các cư dân nông nghiệp nói chung và người Kinh Bắc nói riêng

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành