THẢM SÁT LÀNG TÂN MINH
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 65- VH/QĐ...
THẢM SÁT LÀNG TÂN MINH

1. Tên di tích: Địa điểm vụ thảm sát làng Tân Minh (xóm Giữa)
2. Loại công trình: Nhà đổ bê tông, mái lợp ngói.
3. Loại di tích: Đền tưởng niệm.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 65- VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.
2. Loại công trình: Nhà đổ bê tông, mái lợp ngói.
3. Loại di tích: Đền tưởng niệm.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 65- VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1995.

5. Địa chỉ di tích: Gio Thành, Gio Linh
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Tân Minh nằm ở phía Tây đường 75B thuộc xã Gio Thành, Gio Linh cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà 14km về phía đông bắc. Cách quốc lộ 1A 4km về phía đông. Nơi đây đã xảy ra vụ tàn sát man rợ nhất của thực dân pháp đối với nhân dân Quảng trị. Tất cả mỗi gia đình trong thôn Tân Minh đều là nạn nhân. Vụ thảm sát diễn ra cách đây 65 năm nhưng những đau thương mất mát do nó gây nên vẫn còn là nỗi kinh hoàng trong tiềm thức, tình cảm của người dân Tân Minh.
Sau tháng 3-1947 thực dân Pháp trở lại kiểm soát Huyện Gio Linh. Với chiến lược “ Đánh nhanh, thắng nhanh” địch tiến hành càn quét cướp bóc, xây dựng một hệ thống bù nhìn, tay sai ( Hương vệ, hội tề) lập các đồn bốt quân sự: chợ Cầu, Đập Huyện, Ba Dốc, Mai Xá, Nhĩ Hạ để kìm kẹp nhân dân và chống phá cách mạng.
Để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, Huyện ủy Gio Linh đã bám sát đồng bằng, thực hiện chủ trương bám đất, bám dân, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Gio Linh đã tổ chức nhiều trận chống càn trên đường 75, bao vây đồn Nhĩ Hạ tiêu diệt tổng cộng 100 tên.
Cay cú trước những thất bại đó, địch liên tiếp tổ chức càn quét, bao vây đốt phá những làng xóm mà chúng nghĩ là có Việt Minh hoạt động. các làng An Nha, An Hướng, Lâm Xuân, kỳ Trúc, Nhĩ Trung, An Mỹ… đều bị chúng đốt sạch. Đặc biệt ngày 15-10-1947 thực dân pháp đã thực hiện cuộc tàn sát đẫm máu đối với đồng bào Làng Tân Minh và một số xóm ở Nhĩ Trung và Lại An.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 15-10-1947 ( nhằm ngày 2-9 năm Đinh Hợi), Pháp huy động quân của ba đồn: chợ cầu, Đập Huyện, Mai Xá với hơn một tiểu đoàn vừa lính pháp vừa lính ngụy đến bao vây làng Tân Minh. Với chủ trương “ đốt sạch, giết sạch, phá sạch” chúng bố trí nhiều súng liên thanh trên các ngã đường vào làng, vừa tiến quân, vừa đốt phá, tàn sát vừa khép chặt vòng vây. Gặp bất cứ ai chúng cũng xả súng bắn, cảnh chết chóc man rợ đã diễn ra. Sau khi bọn địch rút đi làng Tân Minh hoang tàn đổ nát. Xác người chết nhiều đến nỗi không đủ lá chuối để bọc chôn. Trong một ngày chúng đã sát hại 150 người, riêng thôn Tân Minh có 131 người trên tổng số 173 nhân khẩu của làng, chỉ sót lại một số thanh niên đã ra đi trước khi xảy ra cuộc tàn sát. Trong 150 người bị sát hại có 13 cụ già, 30 bà mẹ, 07 thanh niên, 09 trung niên, 21 phụ nữ ( trong đó có 06 người đang mang thai) 45 trẻ em, 04 người tàn tật, cả thôn Tân Minh chỉ còn 42 người sống sót.
Đây là một vụ tàn sát man rợ nhất của thực dân pháp đối với nhân dân Quảng trị. Tất cả mỗi gia đình trong thôn Tân Minh đều là nạn nhân. Vụ thảm sát diễn ra cách đây 65 năm nhưng những đau thương mất mát do nó gây nên vẫn còn là nỗi kinh hoàng trong tiềm thức, tình cảm của người dân Tân Minh.
Vụ thảm sát Tân Minh cuối năm 1947 làm cho chúng ta thấy được sự hy sinh, mất mát lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Càng làm cho chúng ta cảm nhận được giá trị thiêng liêng của niềm hạnh phúc được sống trong hòa bình.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Làng Tân Minh nằm ở phía Tây đường 75B thuộc xã Gio Thành, Gio Linh cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà 14km về phía đông bắc. Cách quốc lộ 1A 4km về phía đông. Nơi đây đã xảy ra vụ tàn sát man rợ nhất của thực dân pháp đối với nhân dân Quảng trị. Tất cả mỗi gia đình trong thôn Tân Minh đều là nạn nhân. Vụ thảm sát diễn ra cách đây 65 năm nhưng những đau thương mất mát do nó gây nên vẫn còn là nỗi kinh hoàng trong tiềm thức, tình cảm của người dân Tân Minh.
Sau tháng 3-1947 thực dân Pháp trở lại kiểm soát Huyện Gio Linh. Với chiến lược “ Đánh nhanh, thắng nhanh” địch tiến hành càn quét cướp bóc, xây dựng một hệ thống bù nhìn, tay sai ( Hương vệ, hội tề) lập các đồn bốt quân sự: chợ Cầu, Đập Huyện, Ba Dốc, Mai Xá, Nhĩ Hạ để kìm kẹp nhân dân và chống phá cách mạng.
Để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, Huyện ủy Gio Linh đã bám sát đồng bằng, thực hiện chủ trương bám đất, bám dân, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Gio Linh đã tổ chức nhiều trận chống càn trên đường 75, bao vây đồn Nhĩ Hạ tiêu diệt tổng cộng 100 tên.
Cay cú trước những thất bại đó, địch liên tiếp tổ chức càn quét, bao vây đốt phá những làng xóm mà chúng nghĩ là có Việt Minh hoạt động. các làng An Nha, An Hướng, Lâm Xuân, kỳ Trúc, Nhĩ Trung, An Mỹ… đều bị chúng đốt sạch. Đặc biệt ngày 15-10-1947 thực dân pháp đã thực hiện cuộc tàn sát đẫm máu đối với đồng bào Làng Tân Minh và một số xóm ở Nhĩ Trung và Lại An.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 15-10-1947 ( nhằm ngày 2-9 năm Đinh Hợi), Pháp huy động quân của ba đồn: chợ cầu, Đập Huyện, Mai Xá với hơn một tiểu đoàn vừa lính pháp vừa lính ngụy đến bao vây làng Tân Minh. Với chủ trương “ đốt sạch, giết sạch, phá sạch” chúng bố trí nhiều súng liên thanh trên các ngã đường vào làng, vừa tiến quân, vừa đốt phá, tàn sát vừa khép chặt vòng vây. Gặp bất cứ ai chúng cũng xả súng bắn, cảnh chết chóc man rợ đã diễn ra. Sau khi bọn địch rút đi làng Tân Minh hoang tàn đổ nát. Xác người chết nhiều đến nỗi không đủ lá chuối để bọc chôn. Trong một ngày chúng đã sát hại 150 người, riêng thôn Tân Minh có 131 người trên tổng số 173 nhân khẩu của làng, chỉ sót lại một số thanh niên đã ra đi trước khi xảy ra cuộc tàn sát. Trong 150 người bị sát hại có 13 cụ già, 30 bà mẹ, 07 thanh niên, 09 trung niên, 21 phụ nữ ( trong đó có 06 người đang mang thai) 45 trẻ em, 04 người tàn tật, cả thôn Tân Minh chỉ còn 42 người sống sót.
Đây là một vụ tàn sát man rợ nhất của thực dân pháp đối với nhân dân Quảng trị. Tất cả mỗi gia đình trong thôn Tân Minh đều là nạn nhân. Vụ thảm sát diễn ra cách đây 65 năm nhưng những đau thương mất mát do nó gây nên vẫn còn là nỗi kinh hoàng trong tiềm thức, tình cảm của người dân Tân Minh.
Vụ thảm sát Tân Minh cuối năm 1947 làm cho chúng ta thấy được sự hy sinh, mất mát lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Càng làm cho chúng ta cảm nhận được giá trị thiêng liêng của niềm hạnh phúc được sống trong hòa bình.

0 Bình luận