Số người đang online : 53 LĂNG HIẾU ĐÔNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

LĂNG HIẾU ĐÔNG
post image
LĂNG HIẾU ĐÔNG

Được công nhận di tích theo quyết định số 97/2006/QĐ-BVHTT ngày 13...

LĂNG HIẾU ĐÔNG



1.    Tên di tích: lăng Hiếu Đông
2.    Loại công trình: kiến trúc
3.    Loại di tích:
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 97/2006/QĐ-BVHTT ngày 13 tháng 12 năm 2006
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Cư Chánh 2 Xã Thủy Bằng – Thị Xã Hương Thủy
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Lăng Hiếu Đông là lăng mộ của bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, Nguyên Phi của vua Minh Mạng (sau được truy tôn là Hoàng hậu), thân mẫu của vua Thiệu Trị. Dưới thời Nguyễn.Tuy là một di tích quan trọng trong quần thể lăng tẩm hoàng gia Nguyễn nhưng lại không nhiều người biết tường tận về lăng Hiếu Đông. Nhờ những phát hiện qua đợt thám sát khảo cổ học mới diễn ra gần đây được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta mới thực sự quan tâm về khu lăng khá đặc biệt này. Bà Hồ Thị Hoa vốn người huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa, con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi và bà mẹ họ Hoàng. Bà sinh ngày 30 tháng 11 năm 1791. Tiểu sử của bà Hồ Thị Hoa cùng những sự kiện liên quan đến bà được không ít tư liệu sách vở từ thời Nguyễn đến nay đề cập, đặc biệt sách Đại Nam liệt truyện của Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã dành đến hơn chục trang để viết về bà, đủ biết bà là một nhân vật quan trọng, dù chỉ hưởng dương xấp xỉ 17 năm.
        Được đưa vào cung từ năm 16 tuổi (1806), do đích thân vua Thế Tổ - Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển chọn, bà đã nhanh chóng được chú ý bởi tính dịu dàng, thận trọng và nổi tiếng hiền đức, hiếu thảo. Tháng 5 năm Đinh mão (1807) bà sinh hoàng tử, người sau này trở thành Hiến Tổ Chương Hoàng Đế-Thiệu Trị. Nhưng mới được 13 ngày thì bà mất (ngày 28.6.1807), lúc mới 17 tuổi.  Tẩm mộ của bà được xây ngay sau đó tại xã Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, nhưng quy mô còn khá khiêm tốn. Tháng 6 năm Tân tỵ (1812), bà được truy tặng sách Chiêu Nghi, thuỵ Thuận Đức, hợp thờ tại đền Gia Phi (đền thờ họ Phạm). Tháng 5 năm Bính Thân (1836), bà được truy tặng là Thân Phi. Tháng 10 năm Mậu tuất (1838), được sắc lập nhà thờ tại làng Vạn Xuân phía tây sông Hữu Hộ Thành. Năm Kỷ hợi (1839), bài vị bà được đưa về thờ tại đấy.  Năm Tân sửu (1841), sau khi vua Hiến Tổ-Thiệu Trị lên ngôi đã dâng tôn thuỵ là Tá Thiên Lệ Thánh Đoan Chính Cung Hoà Đốc Khánh Từ Huy Minh Hiền Thuận Đức Nhân Hoàng Hậu (thường gọi tắt là Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), đặt tên nhà thờ là Vĩnh Tư Điện, tên lăng là Hiếu Đông.  Ngày 9 tháng 1 năm Quý mão (1843) bài vị của bà được đưa về phối thờ với Thánh Tổ-Minh Mạng ở Thế Miếu, tại gian thứ nhất bên trái. Khi vua Thiệu Trị đăng quang (1841) đã truy tôn bà thành Tá Thiên Nhân Hoàng hậu, việc xây dựng lăng cho bà mới được tiến hành. Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), công việc xây lăng Hiếu Đông mới tạm hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành, lăng trở thành một công trình khang trang, quy mô bề thế: “Tường trong bảo thành cao 6 thước 2 tấc 7 phân, chu vi 14 trượng 2 thước 8 tấc, giữa xây một nhà đá; lần tường ngoài trước cao 9 thước, cao 7 thước 9 tấc 6 phân, chu vi 21 trượng 1 thước 7 tấc, trước xây cửa đá, cánh cửa bằng đồng, bệ cửa 5 cấp, tả hữu lan can rồng, ngoài làm bái đình 3 cấp, lát đá rắn, đường ống xây đá, 6 lan can rồng uốn, tả hữu lan can gạch hoa; bên ngoài bái đình 3 cấp là sân ngoài, đường ống xếp đá, tả hữu lát gạch rắn, trước là hồ nguyệt, bên ngoài hồ tả hữu đều xây cột hoa biểu. Bên tả lăng dựng đài công sở 5 gian".
          Từ khi xây dựng xong trở về sau, lăng Hiếu Đông đã được tu bổ nhiều lần. Việc bảo vệ lăng cũng được thực hiện rất chu đáo. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán cho biết, quanh chu vi lăng có đến 40 trụ giới cấm (4). Ngoài ra, vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhà vua còn cho dựng ở sát bến sông vào lăng 2 cột hoa biểu để làm mốc báo hiệu khu vực đất thiêng. Năm Tự Đức thứ 24 (1871), triều Nguyễn còn quy định: " Khi đến trụ gạch (tức cột hoa biểu),... đối với lăng Hiếu Đông... là tại chỗ hõm bờ sông, thì xuống võng, cởi dép đi vào. Người gánh võng, binh lính vẫn ở lại nơi đó, còn kẻ tùy tòng đều đến ngoài mô đất có hàng rào cây thì dừng lại mà chờ. Còn lọng đi theo... đến trụ cấm thì ngừng".
          Trong thời Nguyễn, hàng năm các vua vẫn thường xuyên viếng thăm lăng tẩm tổ tiên. Phương tiện mà họ sử dụng chính vẫn là ngự thuyền. Để phục vụ cho việc dừng chân, nghỉ ngơi của các vua Nguyễn, triều đình cho dựng những hành cung dọc hai bờ sông Hương. Tại khu vực kề cận lăng Hiếu Đông có hành cung Cư Chánh. Dù tư liệu của triều Nguyễn không thấy đề cập cụ thể nhưng ký ức về hành cung này vẫn được lưu truyền trong cư dân sở tại.
           Về cuối triều Nguyễn, do không đủ sức quản lý, bảo vệ các khu lăng nên, tình trạng xuống cấp, hoang hóa của các di tích diễn ra rất phổ biến, trong đó có lăng Hiếu Đông. Khu lăng mộ này gần như bị rơi vào quên lãng.
          Từ tháng 8/2004 đến giữa tháng 1/2005, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức thám sát khảo cổ học di tích lăng Hiếu Đông (từ cuối tháng 4/2005-5/2005). Kết quả của đợt thám sát này đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, bổ sung vào các nguồn thông tin tư liệu vốn có.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành