Số người đang online : 12 Ngọ Môn - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Ngọ Môn
post image
Ngọ Môn

Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành, một...

Ngọ Môn quay mặt về hướng Nam, nằm trên trục chính thần đạo, cấu trúc tổng thể theo hình chữ U vuông góc, đáy nằm ở Hoàng Thành hai cánh vươn ra, cổng chính chia làm hai phần: nền đài và lầu Ngũ Phụng.

Nền đài cao gần 5m, đáy dài 57,77m gần như là một sự tiếp nối của dãy thành, nhưng chiều ngang được bố trí hơi phình to hơn, nhất là hai cánh ngoài được nhô ra tạo nên mặt bằng hình chữ U, cánh dài 27,06m. Việc nhô ra đã tạo sự bề thế, vóc dáng đồ sộ chung cho cả công trình, đồng thời giúp cho người lính canh có thể kiểm soát được mặt thành ngoài một cách dễ dàng.

Nền đài dày và cao, được cấu trúc theo kiểu “thượng thu hạ thách” với độ dốc gần như thẳng đứng, tạo nên một thế đứng hơi choãi chân rất bền vững mà vẫn gây được cảm giác sừng sững. Ở phần giữa của nền đài trổ ba cửa đi song song: Ngọ Môn, dành cho Vua đi, Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa bên phải) dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở trong lòng mỗi cánh chữ U còn trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi bẻ thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối này được gọi là Tả dịch môn và Hữu dịch môn, dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở phần trên của 5 cửa này đều xây cuốn thành vòm cao nhưng riêng ở hai đầu ba cửa đi giữa thì có gia cố thêm hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau. Các đường xà này được bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng để tạo thẩm mỹ.

Vật liệu chính để xây dựng nền đài là gạch vồ và đá thanh. Phía trong nền đài có hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống tường hoa lan can được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc.

Lầu Ngũ Phụng ở trên nền đài, có hai tầng, tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như nền đài. Tuy cùng chung một bộ khung sườn làm bằng gỗ lim, nhưng ở phần trên lại tách ra thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian như những con chim phụng đang bay, vì vậy, dân gian gọi là lầu Ngũ Phụng. Mái lầu lợp ngói tráng men vàng và xanh lá cây, (ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly), ngói lợp theo kiểu âm dương.

Lầu Ngũ Phụng có tới 100 cột, trong đó 48 cột dài xuyên suốt cả hai tầng. Quanh các phía tầng dưới đều để trống chỉ trừ tòa nhà chính giữa là có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên mặt sau nơi Vua thường ngồi dự lễ. Tầng trên thì mặt trước gian giữa dựng cửa lá sách, xung quanh nong ván nhưng trổ nhiều cửa sổ với nhiều hình như hình tròn, hình quạt, hình cái khánh...

Trang trí Ngọ Môn rất được coi trọng. Ngói ống đều tráng men và in các hoa văn ở diềm mái. Nhiều họa tiết trang trí nổi bật như dơi ngậm tiền, buớm, rồng cách điệu được ghép bằng những mảnh sứ màu. Một số họa tiết trang trí hoa lá hình bát bửu được chạm trên các lan can gỗ cũng được các nghệ nhân đặc biệt chú ý.

Với những giá trị kiến trúc lịch sử đặc biệt, Ngọ Môn cùng với hàng trăm di tích thuộc quần thể kiến trúc triều Nguyễn đã được Tổ chức Văn hoá, Giáo dục thế giới (Unesco) công nhận là di sản văn hoá thế giới (1993).

thuathienhue.gov.vn

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành