Số người đang online : 8 ĐÌNH VẠN PHƯỚC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH VẠN PHƯỚC
post image
ĐÌNH VẠN PHƯỚC

Được công nhận di tích theo quyết định số 01/1999/QĐ-BVHTT ngày 04...

ĐÌNH VẠN PHƯỚC

1.    Tên di tích: Đình Vạn Phước
2.    Loại công trình: kiến trúc
3.    Loại di tích:
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 01/1999/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 01 năm 1999
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Vạn Phước – Xã Phước Thuận – Huyện Ninh Phước – Tỉnh Ninh Thuận
6.    Tóm lược thông tin về di tích
ĐÌNH LÀNG VẠN PHƯỚC
        I- Theo truyền khẩu tiếp nối nhau kể lại, trước kia nơi đây là khu rừng hoang có nhiều hổ báo và thú rừng trú ẩn. Nằm dọc hai bên sông Hà Dương (Nay bị phù sa sông san bằng)
         - Vào năm Bính Tuất (1766) theo bước chân Nam tiến của triều Nguyễn cư dân các tỉnh đàng ngoài di cư vào miền trong sinh sống, sinh cư lập nghiệp. Đến Phan Rang họ dừng chân tại phía đông sông Hà Dương khai khẩn lập làng và đặt tên là làng Vạn đảo (vì làng nằm giữa hai con sông), sau khi hoàn thành lập làng các vị triều hiền chủ trương xây dựng trên gò đất Hoà Thạnh cách đình làng hiện nay 800m về phía Đông nam. Đình xây bằng ống, ghe mái lợp ngói âm dương, cư dân ngày càng đông đúc do con sông Hà Dương ngăn cản, nên việc khai khẩn đất về phía Tây cũng như việc giao lưu với vùng lân cận rất khó khăn nhất là trong mùa mưa lũ. Năm Quý Mão (1784) các hương chức vận động dân chúng về phía Tây sông Hà Dương và đổi tên là làng Vạn Lợi. Đình được dời về phía Nam cách đình ngày ngay 500m. Đình làng giờ là ngôi miếu nhỏ, tường trét đất mái lợp ngói âm dương, để thờ Ngủ hành, Thổ công, Thổ địa mà thôi. Sau hai lần đổi tên dời làng cái khổ cái cực vẫn đeo bám dân Vạn Lợi. Xuất phát từ quan niệm tên làng, thế đất dựng đình để quyết định sự sống cho dân làng nên các hương chức cùng các Bô lão trong làng mời thầy địa lí có tiếng tâm chọn thế đất xây dựng Đình và đặt lại tên làng.
        - Năm Nhâm tuất (1802) tên làng Vạn lợi chính thức lấy tên là Vạn Phước đến ngày nay và chọn thế đất để xây dựng Đình, năm Nhâm Dần (1842) mới khởi xướng xây dựng Đình do cụ hương thân Nguyễn Ninh khởi xướng và cụ cũng là người có nhiều công sức và tiền của cho việc xây dựng, cụ là người có tiếng Kỉ, khí, lễ, nghĩa.
       - Năm Mậu Thân (1848) xây dựng hoàn thành khu chánh điện, tam quan và một số công trình khác, Năm Mậu Dần (1838) xây nhà Tiền hiền và nhà Nghĩa tự. Năm Mậu Thân(1848) dân làng đệ trình lên triều Nguyễn xin phong sắc thần để theo đó phụng tự.
1/ Ngày 29/11 Nhâm Tý (1852) vua Tự Đức thứ 30 phong 1 sắc.
2/ Ngày 21/11 Đinh Sửu (1878) vua Tự Đức thứ 31 phong 1 sắc.
3/ Ngày 8/7 Đinh Hợi (1887) vua Đồng Khánh
4/ Ngày 11/8 Kỷ Dậu (1909) vua Duy Tân phong 1 sắc
5/ Ngày 25/7 Giáp Tý (1924) vua Khải Định thứ 9 phong 1 sắc.
        - Qua 5 lần phong sắc nhân dân bảo tồn nguyên vẹn và hàng năm xuân kỳ tế lễ long trọng vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Sự kiện trên ta có thể xác định niên đại Đình làng Vạn Phước hình thành trên hai trăm năm.
        II- Đình cũng là nơi quy tụ các tầng lớp nhân dân yêu nước, tham gia hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến. Tháng tư năm Canh Ngọ (1930) vào ngày 1/5 lá cờ đỏ Búa liềm của Đảng ngạn nghể tung bay trên ngọn cây Đa trước đình trước sự hưởng ứng đông đảo của dân làng mừng ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh, trước sự kiện này thực dân Pháp bắt trên 70 người dân trong làng tra khảo dã mang trước sân Đình (Phong trào này do cụ Trần Thi tổ chức) từ đó Đình làng là điểm thường xuyên tổ chức những cuộc họp của Đảng. Đến tháng 8/1945 (Kỷ dậu) đầu năm Bính tuất 1946 Đình được Tỉnh uỷ Ninh Thuận chọn thành lập Công Binh xướng của Tỉnh, những quả lựu đạn Lê Trung Đình đã ra đời từ nơi đây và phục chế các loại vũ khí hư hỏng, trong đó có 2 khẩu đại bác 25mm để phục vụ cho kháng chiến. Trung đoàn 81 cũng ra đời từ đây do ông Lê Thế Lâm làm trung đoàn trưởng (Nay là Thiếu tướng). Lúc 20 giờ ngày 25/7/1946 một sự kiện lịch sử lại diễn ra trước sân Đình là lễ xuất quân tiến đánh đoàn Hoà Trinh (Nay thuộc thị trấn Phước dân) là cơ quan đầu não của địch do ông Trương Văn Diêu chỉ huy, để trả thù trận thua đau vào lúc 4 giờ sáng ngày 27/7/1946 (Nhằm ngày 29/6 Âm lịch). Chúng xua quân từ 4 phía tràn vô làng như bày thú dữ bắn, giết dã man không kể già trẻ chúng sát hại trên 69 người và đốt cháy 49 nóc nhà.
         - Nhằm xoá tên làng trong bản đồ địa chính, năm Mậu tý (1949) chúng bắt dân Vạn Phước tản cư lên làng Trường Sanh (thuộc xã Phước Hậu) lúc bấy giờ đình là nơi hoạt động bí mật của phong trào kháng chiến thực dân Pháp.
        - Hoà bình lập lại năm Giáp ngọ (1954) dân Vạn Phước trở về làng cũ, ngôi đình lúc này xuống cấp theo thời gian. Các quần thể kiến trúc và các công trình phụ bị đổ nát, đến năm Mậu Thân (1968) mới trùng tu.
        - Năm Ất Mão (1975) nước nhà hoàn toàn độc lập, quê hương sạch bóng quân thù, để tưởng nhớ những người con quê hương đã hy sinh vì độc lập, tưởng nhớ những người con quê hương Vạn Phước đã hy sinh anh dũng vì độc lập của dân tộc. năm Giáp Tý (1984) cấp trên cho xây dựng nhà (truyền thống trong khu đình có bia ghi danh 84 liệt sĩ và 6 bà mẹ Việt nam anh hùng của địa phương). Hằng năm đến ngày 29/6 Âm lịch dân làng tề tựu về đây đốt hương tưởng niệm.
       - Qua bao thăng trầm của lịch sử và nhất là 2 cuộc kháng chiến quần thể khu Đình không còn nguyên vẹn như xưa đã mất đi một số công trình kiến trúc cổ kính. Đầu năm Nhâm Thân (1992) dân làng góp công, của sức lực trùng tu, phục chế các nơi bị hư hỏng nhằm khôi phục lại để bảo tồn những di tích mà tiền thân để lại đã bao đời gầy dựng.
       - Ngày 04/01/1999 (Kỹ mão) Đình được nhà nước phong tặng DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ cấp Quốc gia. Mùa đông năm Canh Thìn (2000) toàn dân đã đóng góp tôn tạo Miếu ngũ hành, Ấn phong trước chánh điện, miếu cô và thổ miếu.....
      - Ngôi đình có giá trị về kiến trúc, điêu khắc còn là nơi đóng góp một trong những công cuộc giải phóng dân tộc, cũng góp phần làm phong phú nền kiến trúc tôn giáo. Đình còn gắn liền với tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương, tăng thêm sức mạnh của tình làng nghĩa xóm.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành