Số người đang online : 10 Phan Xích Long - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Phan Xích Long
post image
Phan Xích Long

Phan Xích Long (1898 - 1916)

Tên thật là Phan Phát Sanh, sinh tại Chợ Lớn. Từ 1911, cùng Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Văn Hiệp, tổ chức một hội kín. Tự tôn là Phan Xích Long Hoàng đế, lập căn cứ ở núi Thất Sơn.

Đêm 23 rạng ngày 24-3-1913, họ ném bom và tạc đạn ở Sài Gòn và Chợ Lớn, nhưng bom không nổ và kế hoạch đã bị lộ trước đó. Phan Xích Long trước đó 2 ngày đã bị bắt ở Phan Thiết. Ông bị giam ở Khám lớn Sài Gòn. Đêm 16-2-1916, khoảng 300 hội viên kín ở Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một tay cầm gươm mác xông vào phá ngục. Pháp thẳng tay khủng bố giết chết tại trận nhiều chiến sĩ. Sau đó đưa 38 người, trong đó đứng đầu là ông, xử bắn tại đồng Tập Trận.

Phan Xích Long (1893-1916), tên thật là Phan Phát Sanh tự Lạc, là người tự xưng là Đông cung (con vua Hàm Nghi), tự phong là Hoàng đế và được tôn làm thủ lĩnh các hội kín Nam Kỳ, một phong trào kháng Pháp mang màu sắc tôn giáo tại miền Nam Việt Nam ở cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.


Thân thế

Phan Phát Sanh là con trai của Phan Núi, một viên chức cảnh sát gốc Hoa ở Chợ Lớn.

Thời nhỏ, Phan Phát Sanh lười học, làm bồi cho Pháp. Sau rời quê nhà để đi rong chơi, đến Tân Châu rồi Bảy Núi (Thất Sơn) tìm học bùa phép, cách chế tạo những quả bom cỡ nhỏ.

Lúc bấy giờ, có Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp là hai thanh niên yêu nước. Khoảng năm 1911, họ tình cờ quen được Phan Phát Sanh, rồi cùng mưu cuộc đánh đuổi thực dân Pháp [2]. Để vận động và tuyên truyền cho sự nghiệp chung, Phan Phát Sanh tự xưng mình là Phan Xích Long, con vua Hàm Nghi và cũng tự phong mình là Hoàng đế.

Buổi đầu, Phan Xích Long đặt cơ sở đầu tiên ở Cần Vọt (Cao Miên). Ở đó, nhờ tiền quyên góp, ông cho cất một ngôi chùa để làm nơi tụ họp, lập hội kín, chế tạo lựu đạn, trái phá, in truyền đơn đưa ra tuyên cáo Phản Pháp phục Nam, kêu gọi mọi người chống Pháp...Sau này khi về nước, ông lập căn cứ ở vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Khởi nghĩa thất bại
Các nơi hoạt động của Phan Xích Long

Phan Xích Long và Nguyễn Hữu Trí định rằng sẽ dùng lực lượng lớn (đa phần là hội viên hội kín ở Chợ Lớn và Long An) để đánh chiếm các cơ quan đầu não của Pháp tại Sài Gòn. Theo đó, nhiều hội kín ở các tỉnh cũng sẽ nổi dậy giành lấy chính quyền.

Chuẩn bị xong, đêm 23 rạng sáng 24 tháng 3 năm 1913, ông cho người đặt 8 trái bom tự tạo có hẹn giờ ở một số cơ quan chính quyền tại Sài Gòn và Chợ Lớn, đồng thời chia nhau đi rải truyền đơn và dán bản hịch trong thành phố. Chẳng may chưa tới giờ bom nổ thì quân Pháp đã phát hiện được. Nhà cầm quyền liền sai quân đi tháo gỡ và lùng bắt quân khởi nghĩa. Không nghe tiếng bom nổ, nhiều toán quân đã kịp rút đi. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn bắt được một số đông khi họ đang đi vào Chợ Lớn, vì kiểu đồng phục “quần đen, áo trắng, khăn trắng quấn cổ” mặc dù tay không cầm vũ khí.

Kết cuộc, Nguyễn Hữu Trí chạy thoát, Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết và bị bắt ở đó, bị đem về giam ở Khám lớn Sài Gòn. Từ ngày ngày 5 đến ngày 12 tháng 11 năm 1913, Tòa án Sài Gòn xử tha bổng 54 người, kêu án 57 người (đều là người Việt ở Chợ Lớn và Long An, chỉ có 1 người Hoa kiều), trong đó có 6 người bị án chung thân khổ sai là: Phan Xích Long, Nguyễn Tri, Nguyễn Hiệp (án hiện diện), Nguyễn Màng, Trương Phước, Nguyễn Ngọ (không bắt được, bị án khiếm diện).

Lãnh án, Phan Xích Long bị giam cầm ở Khám lớn Sài Gòn. Việc làm của ông khiến "chấn động những trái tim yêu nước và giới giang hồ mã thượng".

Năm 1916, nhân Pháp bại trận trong Thế chiến thứ nhất, khoảng 300 hội viên của các hội kín ở Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Giuộc, Cần Đước..., tìm cách phá ngục cứu Phan Xích Long.

Sau khi chuẩn bị xong, 3 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 1916, với khẩu hiệu "Cứu Đại ca" (chỉ Phan Xích Long), tất cả hội viên do Nguyễn Hữu Trí đứng đầu, từ hàng chục chiến thuyền buôn đang đậu trên sông cầu Ông Lãnh, giở khoang, vứt bỏ lá ngụy trang, nhảy lên bờ với áo đen, quần trắng, khăn trắng quấn cổ, cổ mang phù chú, tay cầm đủ thứ binh khí (không có súng) chia làm ba nhóm xông lên tấn công dinh Thống đốc và Khám lớn.

Gần tới nơi, ba nhóm nhập lại rồi chia ra thành hai, nhưng cả hai cánh đều bị quân Pháp đánh đuổi...Họ giết chết tại trận 6 người (có Nguyễn Hữu Trí), làm bị thương nhiều người khác. Và bất kỳ ai mặc quần đen áo trắng buổi sáng ấy, đang lẩn quẩn ở khu vực xảy ra chuyện, đều bị bắt nhốt. Lúc bấy giờ, ngoài lực lượng đi tấn công, còn có các lực lượng khác ở xung quanh Sài Gòn chờ phối hợp, nhưng vì không thấy có hiệu lịnh như đã định nên rút lui. Nhờ vậy mà nhiều người đã đào thoát được.

Sau đó, tòa kết tội tử hình 38 người tại Đồng Tập Trận vào ngày 22 tháng 2 năm 1916, trong đó có Phan Xích Long. Ngày 16 tháng 3 năm 1916, tử hình thêm 13 người nữa, cũng tại địa điểm trên. Tổng cộng sau 2 lần bắn và 6 người đã chết trước, là 57 người. Tất cả đều được chôn tại nghĩa địa Đất Thánh Chà ở giữa đường Võ Thị Sáu và chợ Tân Định hiện nay.

Khi ấy Phan Xích Long mới 23 tuổi.
Đánh giá

Cuộc khởi nghĩa này được các sử gia gọi là "Quái kịch Phan Xích Long ở Nam Kỳ", là "việc làm như giả ngộ, chưa chi mà lậu sự bị bắt bớ lung tung". Tuy nhiên, đây cũng là một trang sử trong lịch trình chống ngoại xâm của nhân dân Việt.

Tên Phan Xích Long hiện được đặt tên cho một đường phố tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và tại nhiều thành phố khác trong nước Việt Nam.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра