Phạm Thái (Đinh Dậu 1777-Qúi Dậu 1813)
Danh sĩ cuối đời Hậu Lê, còn gọi tên là Phạm Đan Phượng, Phạm Thượng Sinh. Ông thường tự xưng là Chiêu Lì, con quan Thạch Trung Hầu Phạm Đạt, sinh ngày 19-1, năm Đinh Dậu (26-2-1777). Quê làng Yên Thị, thị xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (sau thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).
Thân phụ ông là quan cũ nhà Hậu Lê, từng khởi binh chống nghĩa quân Tây Sơn. Cha mất, ông cùng Nguyễn Đoàn tiếp tục chống nhà Tây Sơn. Thất bại, bị truy nã, ông trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), lấy hiệu là Phổ Chiêu thiền sư.
Ông đem lòng yêu con gái bạn là Trương Quỳnh Như nhưng mẹ nàng không bằng lòng, nàng Quỳnh Như quyên sinh. Ông buồn rầu ra đi sống cuộc đời phiêu bạt, có hiệu là “Chiêu Li”
Năm Qúi Dậu 1813 ông mất, hưởng dương 36 tuổi. Còn để lại nhiều văn thơ và tập:
Sơ kính tân trang (Lược gương kiểu mới) soạn năm 1804 kể lại cuộc tình duyên giữa ông và Quỳnh Như.
Bài phú Chiếu tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng.
Quãng đời còn lại của ông gói trọn trong mấy bài thơ đắm mình trong men rượu và bi quan yếm thế.
Share on Facebook 0 người thích - Thích