Số người đang online : 62 Phạm Tài Luyện - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Phạm Tài Luyện
post image
Phạm Tài Luyện

Phạm Tài Luyện (1893 - ?), tên thường gọi là cụ Cử Luyện, cách gọi gắn học vị với tên tục. Theo 'Quốc triều Hương khoa lục' của Cao Xuân Dục, Phạm Tài Luyện đỗ cử nhân năm 20 tuổi, suy ra ông sinh năm 1893. Người xã Tống Khê, huyện Thanh Quan sau đổi là huyện Thái Ninh, nay thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho thanh bạch. Ông chuyên cần học tập. Khoa Duy Tân Nhâm Tý (1912) thi đỗ cử nhân trường Hương thi Hà Nam. Sau khi đỗ, ông xin vào ngành giáo dục dạy chữ Hán ở các trường trung học. Nhiều người đỗ cùng khoa như Nguyễn Quang Bích, người Tiểu Bàng phủ Kiến Thụy cũng thấy được bổ huấn đạo huyện Hoàn Long; Nguyễn Can Mộng, người Duyên Hà được bổ huấn đạo huyện Thủy Nguyên; Trần Lê Nhân, người Bát Tràng, Gia Lâm cũng có thời gian dạy chữ Hán ở Hải Phòng. Chính quyền thực dân muốn xoá dần ảnh hưởng Nho giáo ở Việt Nam nên chỉ các lớp trung học mỗi tuần có một tiết chữ Hán với hệ số điểm thấp nhất và thường xếp vào chiều thứ bảy. Lại do nhu cầu xã hội, việc ứng dụng chữ Hán cổ rất hạn chế nên học sinh ngày ấy coi thường giờ dạy chữ Hán, việc học chữ Hán.

Cử Luyện dạy chữ Hán ở các trường Trung học Bonnan (Bonnal), Giăng Duypuy (Jean Dupuis) Hải Phòng khá sớm. Theo niên giám thống kê hành chính của Pháp năm 1935 có ghi giáo sư Phạm Tài Luyện dạy chữ Hán ở các trường Trung học và các trường cao tiểu con trai của thành phố, là thành viên Ban Thanh tra giáo dục Hải Phòng do Gơraviê làm Chánh thanh tra, Đoàn Văn Toại làm Thư ký. Vốn là nhà giáo mẫu mực, thương yêu học sinh nên nhiều học sinh ngày ấy cho biết, cụ Cử Luyện được học sinh kính trọng, bạn đồng nghiệp vì nể. Học sinh, cha mẹ học sinh, công tư chức thành phố coi cụ Cử Luyện là một giáo sư có vốn Hán học uyên thâm, am hiểu tân học, phẩm chất đạo đức cao cả.

Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ tham gia Mặt trận Việt Minh, đã cùng phái đoàn nhân sĩ trí thức Hải Phòng do cụ Thi Sơn dẫn đầu lên yết kiến Hồ Chủ tịch. Các cụ vô cùng phấn khởi tin tưởng ở vị Cha già dân tộc và đã kiên trì theo đuổi sự nghiệp kháng chiến. Sau ngày đất nước thống nhất Cử Luyện qua đời tại Hà Bắc, nơi tản cư và quê gốc người con nuôi.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành