Số người đang online : 47 Nguyễn Duy Trinh - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Duy Trinh
post image
Nguyễn Duy Trinh

Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985), nhà hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Quê: xã Nghi Thọ (nay là xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tham gia Đảng Tân Việt rồi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1930). Từ 1932 đến 1945, bị thực dân Pháp bắt nhiều lần và giam giữ ở các nhà tù Côn Đảo, Kon Tum. Ra tù, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Vinh và Huế (8.1945). Lần lượt giữ các chức: thường vụ Xứ uỷ, phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính Trung bộ, bí thư Liên Khu uỷ V kiêm chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Miền Nam Trung Bộ (1946 - 1954); uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá II - V; được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng (1955 và 1976); uỷ viên Bộ Chính trị khoá II (bổ sung 1956) khoá III, IV (1956 - 1982); bộ trưởng Phủ Thủ tướng (4.1958), chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (12.1958); phó thủ tướng Chính phủ kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (1960) và kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1.1963); phó thủ tướng Chính phủ kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1.1965 - 80); uỷ viên Hội đồng Quốc phòng (1960 - 1971). Thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (Pari, 27.1.1973). Đại biểu Quốc hội các khoá I - VII. Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

Nguyễn Duy Trinh, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nông dân tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Năm 1925, ông đã tham gia phong trào học sinh đòi tự do hoạt động chính trị tại thành phố Vinh. Năm sau, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng và được phái vào Sài Gòn hoạt động. Tại đây ông bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. hết hạn tù, ông bị chính quyền trục xuất về miền Trung. Tại quê nhà ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thời kỳ 1930 - 1931, ông lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, sau chuyển về Kon Tum. Tại đây, năm 1941, ông cùng một số bạn tù vượt ngục nhưng bị bắt lại.

Tại Đại hội Đảng lần thứ II (1951), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và đến tháng 8 năm 1955 đảm nhiệm chức vụ Bí thư TƯ Đảng. Ông là uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng suốt từ năm 1956 đến năm 1982. Tại Đại hội Đảng lần thứ V (1982) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi mất.

Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (cuối năm 1954), Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (1958), Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1963 - 1965) và là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lâu nhất Việt Nam (1965 - 1980). Đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang, hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Chính trong thời gian đó, mặt trận đối ngoại đã giành được những thắng lợi vẻ vang với đỉnh cao là quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sau khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, tiến hành công cuộc tái thiết sau hơn 30 năm bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc; vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ đó, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.

Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (năm 1980) ông tham gia vào Ban nghiên cứu chiến lược kinh tế-xã hội của TƯ Đảng và Chính phủ (1982).

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam suốt từ khóa I đến khóa VII.
Đóng góp

Nguyễn Duy Trinh đóng góp tích cực vào việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong hoàn cảnh có sự bất đồng sâu sắc trong phe XHCN. Việc đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973 có công lao của ông và thay mặt phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký chính thức vào Hiệp định Paris về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tặng thưởng Tôn vinh

    Huân chương Sao vàng;
    Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ Cứu nước hạng Nhất;
    Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng,...
    Tên của Nguyễn Duy Trinh được đặt cho các con đường tại Phường Bình Trưng Tây và Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và đường vào Khu đô thị Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành