Số người đang online : 65 Kinh Dương Vương - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Kinh Dương Vương
post image
Kinh Dương Vương

Tổ thứ nhất của dân tộc Việt Nam, họ Hồng Bàng dựng nước. Tất cả truyền được 18 đời xưng họ Hùng Vương (theo Hùng triều ngọc phả và Thiên Nam bảo lục diễn ca).

Ngài là đời thứ nhất gọi là Kinh Dương Vương Lộc Tục, tôn dâng miếu là Hùng Vương, thứ hai là Lạc Long Quân Sùng Lãm, thứ ba là Hùng Lân

Quốc hiệu ta lúc ấy là Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay). Ông làm vua nước Xích Quỉ vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 tr. Tây lịch) lấy con gái Động Đinh quan là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua. Toàn lãnh thổ chia ra 15 bộ: Văn Lang, Phúc Lộc, Tân Hưng, Võ Định, Võ Ninh, Lục Khái, Ninh Hải, Dương Tuyền, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Nam, Cửu Đức, Việt Thường và Binh Văn. Và truyền nhau đến đời thứ 18 là Hùng Duệ.

Đến nay di tích hãy còn trên đỉnh Hùng Sơn (Núi Hùng) cách Hà Nội 97km, cũng gọi là Núi Đền, Nghĩa Lĩnh, hay Nghĩa Cương. Bia 4 chữ lớn Cao Sơn cảnh Hùng. /

Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt là Kinh Dương Vương, húy là Lộc Tục là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao có sắc đỏ rực rỡ), đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì).
Thân thế

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục.

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương (chữ Hán: 涇陽王). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1]. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay)[4]. Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.

Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương tạ thế ngày 18/1 tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).Vào ngày 18/1 âm lịch hàng năm, Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.

Hà Tĩnh (nơi vương đóng đô đầu tiên) và làng An Lữ (Á Lữ) xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đều đã xây dựng đền thờ[2][6]. Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề “Nam Bang Thủy Tổ”, tức là “Thủy tổ nước Nam.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành