Số người đang online : 29 Hoàng Phú Sổ (Huỳnh Phú Sổ) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Hoàng Phú Sổ (Huỳnh Phú Sổ)
post image
Hoàng Phú Sổ (Huỳnh Phú Sổ)

Hoàng Phú Sổ (Kỉ mùi 1919 – Đinh hợi 1947)

Tu sĩ, thi sĩ, người sáng lập hệ phái Phật giáo Hòa Hảo, thủ lãnh đảng Việt Nam Độc lập Vận động hội; khi làm thơ ký nhiều bút hiệu: Hoàng Anh, Hồng Vân cư sĩ, Hòa Hảo… Quê làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Thuở nhỏ ông học tại trường làng, trường tiểu học Tân Châu. Chưa xong bậc tiểu học ông bị bệnh ông phải nghỉ nửa chừng.

Năm 1939, ông lập nên một hệ phái Phật giáo khởi đi từ giáo lý của Phật thầy Tân An (tại Châu Đốc) ở quê nhà, nên đương thời gọi là Phật giáo Hòa Hảo. Hệ phái này có tính cách bình dân, phần giáo lý vay mượn từ các học thuyết của phật Thích Ca, Bửu Sơn Kỳ Hương…còn phần thực hành nặng về thế tục. Thời gian này ông thuyết lý về một số vấn đề tôn giáo phổ thông được ông ứng khẩu bằng thể thơ lục bát bình dị, mộc mạc, được người đời gọi là sấm giảng. Sông sông với việc thuyết giảng này, ông vừa bốc thuốc Nam (bây giờ gọi là thuốc dân tộc) trị được một ít bệnh thông thường. Từ đó ông hấp dẫn được một số đông quần chúng tin theo. Số người tin theo giáo lý của ông ngày càng đông nên chính quyền tìm cách ngăn cản và buộc ông lưu trú tại Sa Đéc (nay tỉnh Đồng Tháp) rồi quản thúc tại làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ. Tại đây ông lại được nhiều người theo về đông hơn nữa.

Thấy thế, Pháp cho ông bị bệnh tâm thần, nên đem về quản thúc tại nhà thương điên Chợ Quán – Sài Gòn, sau đó đưa ông xuống quản thúc tại Bạc Liêu (nay thuộc tỉnh Bạc Liêu). Đầu năm 1943, ông bị phát xít Nhật bắt cóc đem về ngụ ở Sài Gòn để mua chuộc.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia các tổ chức yêu nước trong Mặt Trận Việt Minh. Tại Sài Gòn, ông thành lập Việt Nam độc lập Vận động hội. Trong tòan quốc kháng chiến, ông ra chiến khu tham gia Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ với chức vụ Ủy viên Đặc biệt.

Đầu năm 1947, ông về Long Xuyên tham gia vào việc dàn xếp các rạn nứt trong nội bộ các lực lượng kháng chiến tại miền Tây Nam Bộ. Theo một số sử liệu, ông mất tích vào ngày 16-4-1947.

Ông là tác giả một số thơ văn về Giáo lí Phật giáo Hòa Hảo, được các tín đồ Hòa Hảo gọi là Sấm giảng.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра