Số người đang online : 20 Quảng Ninh: Lễ hội đền thờ Đức Ông - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Quảng Ninh: Lễ hội đền thờ Đức Ông
post image
Quảng Ninh: Lễ hội đền thờ Đức Ông

Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long.

Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ chức long trọng và hấp dẫn với hành trình rước kiệu từ đền qua cổng chợ Hạ Long đến chùa Long Tiêu, dâng hương ở Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Nhật rồi đưa trở lại đền. Không khí của lễ rước náo nhiệt và đông vui. Tiếng sênh, tiếng phách, tiếng nhị hòa cùng tiếng cười nói…

Có đủ thành phần từ con trẻ, thanh niên đến người cao tuổi tham dự. Ai cũng váy áo xúng xính, rộn rã sắc màu, bất chấp trời mưa diễu hành trên phố, đem lại sự náo nức và rộn ràng cho người dân quanh vùng và du khách tham quan.

Người dân ở đây tin rằng trong đám rước kiệu Đức Ông, nếu cho trẻ con chui qua gầm kiệu sẽ dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, người lớn chui qua kiệu gặp nhiều bình an và may mắn.

Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn là con trai cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, là một vị tướng tài ba và có nhiều công lao trong cuộc chiến chống lại giặc Nguyên những năm cuối thế kỷ 13. Mùa hạ tháng 4-1289, khi triều đình xét công lao đánh giặc Nguyên, ông đã được tước phong danh hiệu Khai Quốc Công. Không chỉ là người dũng mãnh can trường trong trận mạc, Đức Ông cũng là người nhân từ đức độ trong đời thường. Khi qua đời, triều đình đã ban cho ông Thần Hiệu “Đông Hải Đại Vương”.

Chui qua kiệu Đức Ông để cầu may


Không ai biết đền thờ Đức Ông được xây chính xác từ khi nào. Đền đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay gồm có ba gian bái đường và một hậu cung. Trong đền có một bia đá được dựng và khắc tháng 10 năm Quý Sửu (1913) bởi các chủ thuyền thường hay qua lại nơi này khi trùng tu đền.
Nội dung bia viết: Xét thấy nơi đây (núi Bài Thơ) sơn thủy hữu tình, đền đài tráng lệ quả là nơi linh thiêng đệ nhất thiên hạ mà ai nấy phải tôn kính. Nay bọn chúng tôi (các chủ thuyền) từ xa xôi ngàn dặm đến đây vượt qua bao sông, bao biển, nếu không nhờ cậy vào sự phù giúp của Đại Vương thì làm sao được như thế. Nhưng vì ngôi đền cổ xưa bị gió dập, mưa vùi mà thấy bùi ngùi khôn nguôi. Tôi họp các bạn thuyền cùng đồng tâm hiệp lực xây lại ngôi đền cổ để việc phụng thờ Thần được lâu dài…”.
Màn múa rồng trong lễ hội


Lễ hội đền thờ Đức Ông là một hoạt động có ý nghĩa nhằm tôn vinh các giá trị lịch sử của ông cha, đồng thời cũng là dịp để tổ chức hoạt động sinh hoạt cộng đồng nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đất và người Hạ Long.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành