Số người đang online : 45 Phạm Nhữ Tăng - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Phạm Nhữ Tăng
post image
Phạm Nhữ Tăng

Phạm Nhữ Tăng (…Đinh Dậu 1477)

Danh tướng đời Lê Thánh Tông (1470-1497), ông thuộc dòng dõi Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, ông là cháu 4 đời của Chánh đô An Phủ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực thời mà Hồ.

Phạm Nhữ Tăng là con trai của Phạm Nhữ Dự. Xuất thân từ đường khoa cử, làm quan đến chức Thái bảo kiêm quân dân chính sự vụ đời vua Lê Nhân Tông.

Năm 1460, ông là Nghĩa sĩ tham gia xướng nghĩa cùng các trung thần Nguyễn Xí, Lê Quyết Trung, Lê Nhân Thuận, Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Khang, Lê Lãng,Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Lê Yên, Lệ Thọ Vực… dẹp hàng trăm loạn đảng, phế Lê Nghi Dân, rước Lê thánh Tông lên ngôi vua.

Năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông xuống chiếu bình Chiêm, ông được phong Trung quân Đô thống thự Đổng nhưng chưởng thập đạo tinh binh tiết chế thuỷ lực quân. Sau chiến thắng Trà Bàn, nhà vua cho thành lập thừa tuyên Quảng Nam. Phạm Như Tăng được bố trí ở lại và được vua trao quyền quản trị vùng đất mới, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã. Đô Thống phủ của thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn, thuộc phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau khi thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, lúc đầu ông được sai phấn trấn trị phủ Hoài Nhân (Tri Phủ). Ông và đại tướng bộ binh Nguyễn Đức Trung được triều đình trao quyền quản trị vùng này.

Tóm lược Tiểu sử Phạm Nhữ Tăng (1422 - 1478)


Phạm Nhữ Tăng  (1422 - 1478), vốn họ ngoại tộc Lê, Trong quá trình lịch sử thời Tiền Lê có Đại tướng Phạm Cự Lượng (Lạng), bậc trung thần giàu lòng yêu nước, từng giúp Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) dựng nghiệp đế và có công lớn trong việc phò tá Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược năm 981. Thời khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428), có các danh tướng Phạm Vấn, Phạm Yến, Phạm Thái, Phạm Nột… Trong số 221 Công thần Khai quốc được Hoàng đế Lê Lợi phong sau khi nước nhà được đại định, thì tướng Phạm Vấn đứng đầu danh sách hàng đầu (gồm 3 danh sách) là Vinh lộc Đại phu Tả Kim Ngô Vệ Đại tướng quân tước Thượng Trí tự. Riêng đối với tướng Phạm Nhữ Tăng, ông thuộc dòng dõi Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, ông là cháu 4 đời của Chánh đô An Phủ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực thời mà Hồ. Năm 1460, ông là Nghĩa sĩ tham gia xướng nghĩa cùng các trung thần Nguyễn Xí, Lê Quyết Trung, Lê Nhân Thuận, Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Khang, Lê Lãng,Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Lê Yên, Lệ Thọ Vực… dẹp hàng trăm loạn đảng, phế Lê Nghi Dân, rước Lê thánh Tông lên ngôi vua.

Trong cuộc Nam chinh của chức tước trung quân Đô thống Quảng Dương hầu. Sau khi thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, lúc đầu ông được sai phấn trấn trị phủ Hoài Nhân (Tri Phủ), năm 1472, sau khi Thái uý Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung sức yếu trở về Tây Kinh (Tây Đô - Thanh Hoá), ông được hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Ngoài ra, ông còn cùng các bậc tiền bối của các tộc Nguyễn, Trần, Lê có công khai khẩn tạo lập ngũ xã: Hương Lư, Hương Yên, Hương Quế, Hương Lộc, Hương An thuộc huyện Quế Sơn. Ngày 21 - 2 - 1478, ông thọ bệnh qua đời tại thành Đồ Bàn, được cải táng tại xứ Đồng Tràm làng Hương Quế (Quế Phú). Tương truyền rằng vua Lê Thánh Tông lấy làm thương tiếc để tặng câu đối thờ ông như sau:

"Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực nhứt tâm bình Chiêm quốc
Miếu đài khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ hiển Nam bang"
(Nghĩa sĩ (14) chứa mẹo mực chung sức một lòng đẹp yêu nước Chiêm
Đền miếu mở huy hoàng, hồn thơm ngàn xưa lừng lẫy nước Nam)

Lăng mộ ông đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định đăng ký bảo vệ di tích - Thành phố Đà Nẵng hiện có tuyến đường mang tên Phạm Nhữ Tăng.

Đường Phạm Nhữ Tăng được Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng quyết định đặt lên đường Phạm Như Tăng dài 1.300m, rộng 8,5m từ kiệt 21 đ, Điện Biên Phủ đến khu dân cư Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê.
Lược sử: Phạm Nhữ Tăng (1422-1478) thuộc dòng dõi danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320), từng góp phần hai lần đánh bại quân Nguyên Mông. Dòng họ này từ phía Bắc vào định cư ở đất Thăng Hoa từ đầu thế kỷ XV, Phạm Nhữ Tăng là con trai của Phạm Nhữ Dự. Xuất thân từ đường khoa cử, làm quan đến chức Thái bảo kiêm quân dân chính sự vụ đời vua Lê Nhân Tông. Đến đời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), được thăng Phụ Chính tham tướng phủ Bình chương quân quốc trọng sự, tước Quảng dương hầu.
Năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông xuống chiếu bình Chiêm, ông được phong Trung quân Đô thống thự Đổng nhưng chưởng thập đạo tinh binh tiết chế thuỷ lực quân. Sau chiến thắng Trà Bàn, nhà vua cho thành lập thừa tuyên Quảng Nam. Phạm Như Tăng được bố trí ở lại và được vua trao quyền quản trị vùng đất mới, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã. Đô Thống phủ của thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn, thuộc phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trị bình được gần 7 năm, thì ông bị bệnh, mất tại Đô Thống phủ ngày 21 tháng 2 năm Mậu Tuất (1478), an táng tại

Trường Xà thành, cách thành Bình Định chừng 6 km về phía tây.
Sáu tháng sau, vua Lê cho di dời hài cốt ông về làng Hương Quế, nơi quy tụ của dòng họ Phạm từ nhiều đời. Cùng với việc ban sắc gia phong Hoàng túc trợ võ đặc tấn phụ Quảng dương hầu Phạm Quý công đại phu, nhà vua còn cho xây cất lăng mộ và trích cấp tự điền. Hiện nay, lăng mộ ông vẫn còn ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Ông được triều đình sắc phong Thượng đẳng phúc thần.

Phạm Hồng Phương
Tộc trưởng Tộc Phạm Điện Hồng, Điện Biên, Quảng Nam
Phó Ban liên lạc Họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam.

Năm 1472, sau khi Thái uý Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung sức yếu trở về Tây Kinh (Tây Đô - Thanh Hoá), ông được hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Ngoài ra, ông còn cùng các bậc tiền bối của các tộc Nguyễn, Trần, Lê có công khai khẩn tạo lập ngũ xã: Hương Lư, Hương Yên, Hương Quế, Hương Lộc, Hương An thuộc huyện Quế Sơn. Ngày 21 - 2 - 1478, ông thọ bệnh qua đời tại thành Đồ Bàn, được cải táng tại xứ Đồng Tràm làng Hương Quế (Quế Phú).

Sáu tháng sau, vua Lê cho di dời hài cốt ông về làng Hương Quế, nơi quy tụ của dòng họ Phạm từ nhiều đời. Cùng với việc ban sắc gia phong Hoàng túc trợ võ đặc tấn phụ Quảng dương hầu Phạm Quý công đại phu, nhà vua còn cho xây cất lăng mộ và trích cấp tự điền. Hiện nay, lăng mộ ông vẫn còn ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Ông được triều đình sắc phong Thượng đẳng phúc thần.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра