Số người đang online : 33 ĐắK LắK: Lễ hội đâm trâu của người Bana - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐắK LắK: Lễ hội đâm trâu của người Bana
post image
ĐắK LắK: Lễ hội đâm trâu của người Bana

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên (Gia lai, Kon Tum) lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.

Theo tục lệ của dân Banar, Jrai, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu.

Thanh niên nam nữ đáng chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Các già làng và trai tráng chọn bãi đất rộng, bằng phẳng, không xa buôn làng để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí. Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa. Một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu người ta trồng từ 4 - 8 trụ gỗ tròn cao 2 - 3 mét, đường kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh như xanh, đỏ, đen, trăng. Các trụ gỗ bố trí khoảng cách đều nhau theo hình hoa thị đối xứng, trên buộc nối các đoạn dây rừng tạo thề liên hoàn, vững chắc. Trên ngọn nêu có những thanh ngang tỏa ra 4 phía, mỗi đầu thanh có vòng tre như mặt trời. Những đoãn dây tết, những tam giác đan bằng lạt tre, những chùm ống chiên gió... lủng lẳng dưới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, gần chỗ túi thiêng tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) tượng trưng cho sứ giả của hạnh phúc.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm. Vị tộc trưởng, thầy cúng hoặc già làng làm chủ lễ hiến tế. Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, một dàn chiêng 8, 10, 12 chiêng đồng tấu lên giai điệu trầm hùng cùng với trống lớn Bnưng. Những trai tráng trong làng cởi trần, đóng khố, tay cầm gậy múa Kơ-tếch, giành riêng cho lễ hội đâm trâu. Những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn để lừa dịp đâm trâu.

Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã tắt thở, thầy cùng mang chiên nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hòa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông.Thịt trâu được xẻ ra, chia đều cho các bếp trong buôn.Thịt trâu cùng Giàng bày riêng thành 5 nhóm trên bàn thờ và được vẩu rượu tiết trâu. Buồng gan trâu được chia nhỏ cho trai làng ăn để tăng thêm sức mạnh. Cuộc vui mùa hát vẫn tiếp tục quanh đống lửa. Người già thì uống rượu, hát H'mon, trai gái chưa vợ, chưa chồng tìm đến nhau, nhảy múa cho đến khi tàn ngọn lửa, đến lúc mặt trời mọc...Những ngày ở lễ hội đâm trâu, cũng là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng, vì nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của mình tới tham dự. Lễ hội đâm trâu như bảo tàng sống động về nét văn hóa dân gian của người Banar, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành