Số người đang online : 19 Nguyễn Phúc Cảnh - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Phúc Cảnh
post image
Nguyễn Phúc Cảnh

Nguyễn Phúc Cảnh – Hoàng tử Cảnh (Kỉ Hợi 1779-Canh Thân 1801)

Đông cung con trưởng Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long), lúc còn trẻ tuổi đã theo cha tham chiếm khắp các tỉnh miền Nam, từng chạy ra Phú Quốc, Côn Lôn, Xiêm vì nghĩa quân Tây Sơn rượt đuổi.

Ngày 15-4 năm Giáp Thìn 925-11-1784) Nguyễn Ánh giao ông cho giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) đem sang Pháp làm con tin để cầu viện Pháp hoàng giúp đỡ chống lại nhà Tây Sơn.

Năm 1788, ông cùng phái đoàn trở về nước với nhiều điều khoản bất lợi cho Việt Nam. Sau đó bị Tây Sơn đánh bại, ông chạy theo tàn quân sang Xiêm ẩn náu. Đến khi nhà Tây Sơn suy sụp, ông cùng Nguyễn Ánh chiếm lại đất Gia Định nhờ một số chiến cụ của Pháp giúp đỡ.

Tháng 7-1789 (6-Kỉ Dậu), ông cùng Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn, cùng chuyến tàu này có một số người Pháp đi theo như: Philippe Vanner (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), Jean Baptiste Guillon (tên Việt là Oai Dũng Hầu) và bác sĩ Despiaux…Chính nhờ số vũ khí và số quân nhân Pháp đánh thuê này giúp cha con Nguyễn Ánh lấn chiếm được các khu vực do nhà Tây Sơn trấn giữ.

Trong thời gian theo cha cầm quân, ông được phong tước Đông cung Nguyên soái giữ thành Gia Định. Năm 1794, ông ra trấn giữ Diên Khánh (Khánh Hòa). Tháng 2 năm Tân Dậu 91801) ông bị bệnh đậu mùa chết trong quân, hưởng dương 22 tuổi.

Năm Ất Sửu 1805, được truy danh là Anh duệ Hoàng thái tử.

Nguyễn Phúc Cảnh sinh ngày Tân Tỵ tháng 3 (âm lịch) năm Canh Tý tại Gia Định.

Mùa hạ năm Quý Mão (1783), Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.

Tháng 7 năm 1789, Nguyễn Phúc Cảnh, Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn. Cùng theo có một số người Pháp, như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng)...

Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), chúa Nguyễn Phúc Ánh lập ông làm Đông Cung (tức thái tử, nhưng người đời vẫn quen gọi là Hoàng tử Cảnh), được phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn. Cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học cho ông. Trong thời gian ở ngôi Đông cung, Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh.

Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (tức 20 tháng 3 năm 1801), hưởng dương 21 tuổi. Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Phúc Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.

Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình trấn Gia Định (nay là xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là "Anh Duệ Hoàng thái tử".

GS. Nguyễn Khắc Thuần nhận xét:

    Mới ba tuổi đầu đã phải bị đưa làm con tin, lênh đênh khắp chân trời góc biển, đó là một bạc phước. Ở ngôi Đông cung chưa được bao lâu, tuổi thanh xuân đang bừng sức sống mà bỗng dưng mắc bệnh đậu mùa rồi mất, đó là hai lần bạc phước. Hành trạng của Hoàng tử Cảnh đúng sai thế nào, hậu thế sẽ bàn sau, nhưng xét phận riêng đắng cay chìm nổi như thế, kể cũng là đáng thương lắm thay!.

Gia quyến và con cháu

Nguyễn Phúc Cảnh mất, để lại một vợ là Tống Thị Quyên và hai con là Nguyễn Phúc Mỹ Đường (tức Hoàng tôn Đán) và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy.

Lược thuật theo Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, Quyển 2):

    Trước đây, thấy vua (Gia Long) ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng vua không nghe.

Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng), em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi. Đại Nam chính biên liệt truyện kể tiếp:

    Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Tống thị vì thế bị (Lê Văn Duyệt) dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.
    Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất, lúc ấy chưa có con cái gì .Vua cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh)... Đến năm thứ tám (1827), đổi phong (Lệ Chung) làm Thái Bình Hầu...

Năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836), vì sợ con cái của Lệ Chung nhờ cha mà hưởng phúc ấm, nên triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân. Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường.

Sách Việt sử giai thoại có lời bàn:

    Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Ôi, giá mà Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ yêm thấm biết ngần nào...

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là cháu năm đời của Hoàng tử Cảnh.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành