Số người đang online : 30 Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175)
post image
Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175)

Lý Thiên Tộ là con đích trưởng của Lý Thần Tông, con bà Lê Hoàng hậu, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), lên ngôi Hoàng đế năm 1138, lúc đó mới 3 tuổi. Lê Hoàng hậu cầm quyền nhiếp chính lại tư thông với Đỗ Anh Vũ làm cho triều đình đổ nát, sau nhờ có các trung thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên giữ vững được cơ đồ nhà Lý.

Lý Anh Tông mất năm ất Mùi (1175), trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi.

 

Lý Anh Tông (chữ Hán: 李英宗, 1136-1175) là vị vua thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1138 tới năm 1175.


Thân thế

Ông tên thật là Lý Thiên Tộ, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội), Việt Nam), là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông, mẹ là Linh Chiếu Thái hậu. Anh ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị.
Lên ngôi

Theo nghiên cứu của các nhà sử học Hàn Quốc và Việt Nam, khi vua Lý Thần Tông qua đời, thái tử Lý Thiên Tộ mới 3 tuổi, triều thần muốn tôn Kiến Hải vương Lý Dương Côn - một người con nuôi khác của Lý Nhân Tông, vốn là con đẻ của Thành Quảng hầu - lên nối ngôi. Nhưng lúc đó mẹ ông là Linh Chiếu Thái hậu, đã dựa vào Đỗ Anh Vũ là người nắm binh quyền, loại hết các địch thủ của Thiên Tộ, nên ông được đưa lên ngôi vua, tức là Lý Anh Tông.
Làm vua

Anh Tông lên kế vị ngôi vua khi mới 3 tuổi. Đỗ Anh Vũ làm Thái úy nhiếp chính, quyết đoán mọi việc. Linh Chiếu Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ.

Năm 1150, Anh Tông lên 14 tuổi, tướng Vũ Đái và một số người trong hoàng tộc bất bình với Anh Vũ bèn mang quân bắt giữ. Do Lê thái hậu dùng vàng đút lót cho Vũ Đái nên Vũ Đái không giết Anh Vũ. Anh Tông theo lời nghị tội của các quan giáng Anh Vũ làm điền hoành, đi cày ruộng công.

Sau đó Lê thái hậu mở nhiều hội và ân xá để Anh Vũ được tha tội. Theo lời mẹ, Anh Tông phục chức cho Đỗ Anh Vũ. Lý Anh Tông lại theo ý kiến của Anh Vũ, ra lệnh sát hại Vũ Đái và những người cùng cánh, lưu đày một số người khác, giáng chức những người trong hoàng tộc tham gia vụ đó.

Năm 1158, Anh Vũ chết, vua Anh Tông dựa vào Tô Hiến Thành và những hiền thần khác như Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín.

Tô Hiến Thành giúp vua đánh đông dẹp bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt duy trì được sự hùng mạnh và thịnh vượng kế thừa được từ các thời vua trước.

Từ năm 1171 đến năm 1172, Anh Tông xa giá đi tới những vùng núi non hiểm trở trong nước, quan sát sinh hoạt của dân, rồi sai quan lại làm tập bản đồ nước Đại Việt, soạn ra cuốn sách Nam Bắc phiên giới đề. Tuy nhiên tập bản đồ đó tới nay không còn.
Qua đời

Nguyên hoàng tử Long Xưởng là con trưởng, con bà Chiêu Linh hoàng hậu họ Vũ, nên được lập làm thái tử, tước Hiển Trung vương. Năm 1174, Long Xưởng phạm lỗi tư thông với các phi tần trong cung cấm của vua cha, nên Anh Tông phế truất làm Bảo Quốc vương và lập người con thứ 6, mới lên 2 tuổi là Lý Long Cán (Trát), con của Thục phi Đỗ Thụy Châu, làm thái tử.

Khi ốm nặng, Anh Tông quyết định uỷ thác con nhỏ cho Tô Hiến Thành. Ông phong Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự. Hoàng hậu mẹ Long Xưởng xin lập lại con mình làm người kế nghiệp nhiều lần, nhưng Anh Tông không đổi ý, nói rằng:

    Làm con mà không biết kính trọng đấng song thân (cha mẹ) thì làm sao làm ông vua yêu dân được?

Ông mất ngày Ất Tỵ, tháng 7 năm Ất Mùi (tức 14 tháng 8 năm 1175), trị vì 37 năm, thọ 40 tuổi. Trước khi mất, Anh Tông dặn lại thái tử Long Cán:
“     

Nước ta non sông gấm vóc, người giỏi rất thiêng, châu ngọc quý báu, không gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Hãy nên giữ gìn cẩn thận.
    ”

Thái tử Long Cán mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lý Cao Tông.
Gia quyến

    Cha: Lý Thần Tông
    Mẹ: Linh Chiếu Thái hậu
    Các con:
        Đại Việt sử lược ghi nhận Lý Anh Tông có ít nhất 6 người con, nhưng chỉ đề cập tới 3 người:
            Thái tử Lý Long Xưởng (1151-?), con Chiêu Linh hoàng hậu Vũ thị
            Hoàng tử Lý Long Cán (1172-1210), con Thục phi Đỗ Thụy Châu, sau trở thành Lý Cao Tông - được xác định là con thứ 6
            Huệ Văn vương hay Nguyên vương (?-1221), không rõ tên thật, được Trần Tự Khánh đưa lên làm vua năm 1214.
        Theo "Trần tộc vạn thế ngọc phả", vua Anh Tông có 7 người con trai, nhưng lại không đề cập tới Huệ Văn vương[6]:
            Thái tử Lý Long Xưởng (1151-1181), con Chiêu Linh hoàng hậu Vũ thị
            Kiến Ninh vương Lý Long Minh (1152-1175), con Thần phi Bùi Chiêu Dương
            Kiến Tĩnh vương Lý Long Hòa (1152-1175), con Quý phi Hoàng Ngân Hoa
            Kiến An vương Lý Long Đức (1153-1175), con Thần phi Bùi Chiêu Dương
            Kiến Khang vương Lý Long Ích (1167-1212), con Đức phi Đỗ Kim Hằng
            Hoàng tử Lý Long Cán (1172-1210), con Thục phi Đỗ Thụy Châu, sau trở thành Lý Cao Tông
            Kiến Bình vương Lý Long Tường (1174-?), con Hiền phi Lê Mỹ Nga

Đánh giá

Sử thần Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư đã đánh giá về ông như sau:    

"Trong việc bỏ con nọ lập con kia, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể nói là không thẹn với việc gánh vác. Song không phân biệt được kẻ gian tà, không sáng suốt trong việc hình phạt, cho nên trời xuống tai biến để răn, giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết"
   

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành