Số người đang online : 12 LĂNG MỘ CHÍ SĨ HOÀNG DIỆU - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

LĂNG MỘ CHÍ SĨ HOÀNG DIỆU
post image
LĂNG MỘ CHÍ SĨ HOÀNG DIỆU

LĂNG MỘ CHÍ SĨ HOÀNG DIỆU


 
1.    Tên di tích: Lăng mộ chí sĩ Hoàng Diệu
2.    Loại công trình: Lăng mộ
3.    Loại di tích: lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số: 152-VH/QĐ, ngày 25 tháng 01 năm 1994.
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
 Tóm lược thông tin về di tích:
 Cụ Hoàng Diệu (1829-1882) là người làng Xuân Đài huyện Diên Phước, nay là thôn Xuân Đài xã Điện Quang huyện Điện Bàn. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, ngay từ đầu hồi còn niên thiếu cụ đã nổi tiếng là một người có văn tài, năm 20 tuổi đỗ cử nhân, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng.
Cụ là một bậc đại Khoa của đất Quảng, một vị quan nổi tiếng thanh liêm, khẳng khái, đã cống hiến trọn cuộc đời cho dân, cho nước. Cụ tuẩn tiết khi chống thực Dân Pháp giữ thành Hà Nội năm 1882.
Năm (canh Thìn) 1880 Cụ làm tổng Đốc Thành Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) lãnh chức hàm thượng thư bộ binh gồm coi việc thương chánh để giao thiệp với người nước ngoài.
Đầu năm (nhâm Ngọ) 1882 do bất bình với âm mưu của Thực Dân Pháp sau khi đưa ra tối hậu thư, nên cụ chuẩn bị đề phòng và sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc.
Qủa đúng như vậy Thực Dân Pháp bắt đầu tấn công vào thành, trước hỏa lực quá mạnh của quân cướp nước Hoàng Diệu kiên quyết đối phó, quyết sống chết giữ thành. Quân Pháp càng ngày càng bắt đại bác giữ dội Cụ vẫn đem máu nóng, lòng son phơi cùng tổ Quốc mặc dù biết quân ta không chống nổi giặc Pháp.
Hoàng Diệu lúc bấy giờ muốn nêu cao gương tiết nghĩa cho hậu bối bèn vào văn miếu viết tờ biểu tạ tội với Triều đình vì không giữ nổi thành. Rồi rút chiếc khen bịt đầu buộc lên cành cây táo trong sân Võ Miếu tự ải lúc ấy đúng 11giờ đêm, ngày mồng 8 tháng 3 năm nhâm Ngọ tức ngày 25/4/1882, khi tuổi đời vừa 54 nhưng nghĩa khí đã cùng non sông trường tồn mãi mãi.
Các nhân sĩ Bắc Hà họp nhau tống táng nhà anh hùng tại vườn Hàng Bông, sau ba tháng hai người con trai của cụ từ quê nhà ra đưa di hài về an táng tại quê nhà thôn Xuân Đài xã Điện Quang huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Mộ cụ được gia tộc và nhân dân địa phương xây dựng bề thế khang trang, nhưng phần do chiến tranh bom đạn tàn phá, phần do thiên tai sau nhiều năm phần mộ cụ Hoàng Diệu bị hư hại nặng nề. (Ảnh phần mộ Cụ Hoàng Diệu lúc chưa được Nhà nước trùng tu xây dựng.)
 
Năm 1982 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của cụ Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cùng nhân dân, dòng tộc đã xây dựng trùng tu, tôn tạo lại phần lăng mộ cụ Hoàng Diệu.
Xung quanh là tường rào cao 1,2m, bao bọc cổng vào ở góc tường phía tây, ngay trụ cổng có tấm bia đá khắc dòng chữ: “ Lăng mộ Binh bộ thượng thư Hà Ninh tổng đốc Hoàng Diệu”.
Bên trong là lăng mộ gồm hai trụ cổng, lăng cao 2,4m, kế đến là nhà bia cao 3m, phía tron g nhà bia có đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch rộng 0,64m, cao 1,1m, dày 0,2m.
Phần trên đỉnh có chạm rồng chầu nguyệt, phần giữa bia ghi: nhà yêu nước Hoàng Diệu (1829-1882) Xuân Đài, Điện Quang, Điện Bàn đã tuẩn tiết trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành Hà Nội 1882. Sau nhà bia là phần mộ của cụ xoay về hướng bắc cao 0,54m, dài hơn 2m được bao bọc bởi một vòng thành nhỏ cao 2,3m chạm rồng phượng. Toàn bộ lăng mộ được tô bằng đá mài.

 








 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành