HANG ĐỒNG THỚT
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định...
HANG ĐỒNG THỚT
1. Tên di tích: Hang Đồng Thớt
2. Loại công trình: Hang động
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số:15/2003/QDD-BVHTT, ngày 14 tháng 04 năm 2003.
5. Địa chỉ di tích: thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hang Đồng Thớt trước kia gần làng Đồi, nay làng Đồi thuộc xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nông trường Thanh Hà đã cho sử dụng hang làm nơi chứa xăng dầu, phục vụ hoạt động của Nông trường nên hang còn gọi là hang kho Xăng.
Hang Đồng Thớt là hang không lớn lắm, nằm trong sơn khối đá vôi thuộc thị trấn Thanh Hà, nằm độc lập ở giữa cánh đồng rộng xen kẽ nhiều đồi đất khác nhau.
Tháng 9/1926 M.Colani nhà nữ khảo cổ học người Pháp trở lại nghiên cứu một số nơi trong tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1926. M.Colani đã phát hiện và khai quật ở đây 11 địa điểm khảo cổ, di chỉ Hang Đồng Thớt là một trong số di chỉ mà M.Colani đã khai quật trong thời kì này. Tổng số hiện vật mà M.Colani thu được ở di chỉ này là 527 hiện vật, trong đó hầu hết là đồ đá, một số ít là đồ xương, một số răng xương động vật (không có đồ gốm).
Những kết qủa của cuộc khai quật này bà chưa nghiên cứu và chưa công bố mới chỉ thấy nói đến di chỉ này ở phần “những nhận xét mới” trong cuốn “Thời đại đồ đá trong tỉnh Hòa Bình”.
Những hiện vật tìm được ở di chỉ Hang Đồng Thớt hiện chỉ giữ được một số tại bảo tàng Lịch sử Việt nam. Tất cả có 123 hiện vật so sánh với phiếu ghi hiện vật của M. Colani để lại là 527 hiện vật chúng ta thấy còn thiếu nhiều không thể làm cứ liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu.
Trước tình hình đó năm 1966 Viện Bảo Tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khảo sát,thăm dò và khai quật ở tầng văn hóa còn nguyên vẹn từ ngày 14/04/1966 đến ngày 30/04/1966.
Với diện tích khai quật 36 m2 đoàn đã thu thập một khối lượng hiện vật rất lớn đây là tài liệu hiện vật rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa Hòa Bình.
Tầng văn hóa di chỉ Hang Đồng Thớt khá dày có chỗ lên tới 4,5 mét. Đất trong tầng văn hóa là đất sét đá vôi, lẫn nhiều tro than và khối lượng lớn vỏ các loại trai,ốc nước ngọt và ở núi cùng với những di tích văn hóa khác.
Trong quá trình khai quật, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được những bếp lửa lớn. Những bếp lửa này đã minh chứng cho lớp người cư trú ở đây và có sự văn minh về lửa.
Trong tầng văn hóa khảo cổ ở độ sâu khác nhau đã tìm được rất nhiều hiện vật đá, số lượng lên tới 588 hiện vật đá phản ánh đầy đủ đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình. Gồm các nhóm chính sau:
+ Công cụ ghè đập: Hầu hết là những hòn cuội có hình dáng tự nhiên chỉ được ghè đẽo qua loa, một số chiếc có tác dụng không rõ rệt có thể vừa dùng vừa đập, vừa dùng để ném. Nhóm công cụ này gồm có 146 chiếc.
+ Nhóm công cụ chặt: Ở những di chỉ khác bao gồm các công cụ chặt rất thô sơ và nặng, những công cụ hình dáng không chính xác, chế tác sơ sài, đến những loại rìu có hình dáng khá hoàn chỉnh, có kỹ thuật chế tác phát triển và loại rìu mài ở lưỡi.
+ Công cụ hình đĩa: Công cụ hình đĩa tìm thấy di chỉ Đồng Thớt chế tác tương đối sơ sài, sự gia công ít thường chỉ được ghè đẽo qua loa. Rìu tác dụng dày có lẽ được dùng làm nạo. Số lượng công cụ hình đĩa 10 hiện vật.
+ Nao: Tìm thấy 26 hiện vật thuộc nhóm công cụ này. Sự cấu tạo hình dáng của công cụ này ít hoàn chỉnh, không ổn định. Một số chiếc có hình tam giác, hình dải quạt, hình bán nguyệt, hình tam giác lệch và nhiều hình méo mó.
+ Công cụ cắt khía: Công cụ này tìm thấy 6 hiện vật là loại hình công cụ có hình dáng không ổn định. Một vài chiếc có hình bán nguyệt hoặc hình tam giác. Một số khác có hình rất khó xác định là những hòn đá cuội có hình dáng khác nhau.
+ Chầy và bàn nghiến: Hiện vật này hầu hết được chọn những hòn đá có sẵn trong tự nhiên đem sử dụng, gia công rất ít, dùng để nghiền hạt, vỏ cây có bột.
+ Mảnh tước: Trong làn khai quật năm 1966 thu được rất nhiều mảnh tước có 150 mảnh gồm hai loại: 95 mảnh là những mảnh tước được tách lần 1 và 55 mảnh tước có sự gia công lần thứ 2.
+ Hòn đá cuội nguyên lành và những phế liệu: Đã tìm thấy ở di chỉ một số hòn đá cuội còn nguyên vẹn chưa có vết chế tác hoặc sử dụng. Có thể đây là những hòn đá cuội được người nguyên thủy chọn lựa để làm công cụ nhưng chưa sử dụng. Tất cả có 12 hòn hình dáng và kích thước rất khác nhau.
Ngoài ra còn thu được 605 mảnh đá cuội bị đập cỡ có thể đây là những mảnh bị loại ra trong qua trình chế tác công cụ của người nguyên thủy.
Trong tầng văn hóa khảo cổ có rất nhiều xương đọng vật hầu hết là xương của thú lớn, tất cả những xương này đều bị đập vỡ, bị cháy xém đó là xương của những loại động vật do người nguyên thủy săn bắn được để ăn thịt và đập xương để hút tủy.
Trong phạm vi khai quật (năm 1966), xét về vị trí của nó thấy không thích hợp với việc chôn người, tuy nhiên trong tầng văn hóa khảo cổ phát hiện được một số ít xương người và một mảnh xương hàm còn 3 răng hàm, các xương người nằm rải rác từng mẩu nhỏ, không tập trung, không thấy dấu vết gì của hố huyệt.
Tại di chỉ Hang Đồng Thớt số lượng vỏ các loại trai ốc chiếm một khối lượng lớn nhất. Các loài trai ốc là nguồn thức ăn rất quan trọng của người nguyên thủy cư trú ở đây. Sau khi ăn xong họ vứt ra đó và chồng chất lên nhau một cách liên tục nên đã tạo nên một tầng đất dày.
Trên cơ sở xem xét phân loại các di vật khảo cổ hợp với việc giám sát, nghiên cứu tài liệu cũ chúng tôi có một và đánh giá sơ bộ về ý nghĩa khoa học của di chỉ này việc tìm hiểu nghiên cứu và khai quật di chỉ Hang Đồng Thớt là một bước hết sức quan trọng và mang một giá trị lịch sử to lớn, là yếu tố quan trọng trong công tác nghiên cứu về lịch sử phát sinh và phát triển của loài người trong thời đại nền Văn Hóa Hòa Bình thời đại đồ đá.
Hang Đồng Thớt là một di chỉ thuộc nền Văn Hóa Hòa Bình. Có tầng văn hóa khảo cổ rất dày và hiện vật rất phong phú. Đây là một di chỉ có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc tìm hiểu nền Văn Hóa Hòa Bình. Những địa điểm thuộc Văn Hóa Hòa Bình có tầng văn hóa khảo cổ dày như thế (có chỗ dày tới 4,5m) từ trước tới nay phát hiện cũng không nhiều lắm.
Khối lượng di vật phát hiện được ở di chỉ này rất phong phú trong đó đồ đá chiếm khối lượng lớn nhất có hơn 500 hiện vật có vết gia công của con người gần hết những loại di chỉ Đồng Thớt đều được làm bằng đá cuội. Hầu hết các công cụ được chế tác từ những hòn đá cuội nguyên, chính vì vậy đã trở thành kỹ thuật đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình.
Về loại hình công cụ mang tính chất đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình như: Công cụ hình hạnh nhân, công cụ hình đĩa chiếm một số lượng lớn.
Toàn bộ di vật ở di chỉ này đã cho chúng ta một khái niệm khá rõ ràng về trình độ kinh tế của người nguyên thủy cư trú tại đây. Một khối lượng rất lớn các vỏ trai ốc chồng chất liên tục tạo nên một lớp rất dày. Đó là trai ốc nước ngọt sống ở sông, suối và núi đá đây là loại thức ăn chủ yếu và thường xuyên của họ.
Hình thái kinh tế của người nguyên thủy tại đây là hái lượm và săn bắn hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, ở đây không thấy có vết tích của nghề công nghiệp nguyên thủy của việc chăn nuôi gia súc.
Về niên đại: Căn cứ vào di vật, địa tầng trong mối tương quan với các di tích khác của nền Văn Hóa Hòa Bình cho phép chúng ta đưa ra một khung niên đại tương đối cho di chỉ này từ 10.000- 7.000 năm cách ngày nay.
2. Loại công trình: Hang động
3. Loại di tích: Di tích khảo cổ
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số:15/2003/QDD-BVHTT, ngày 14 tháng 04 năm 2003.
5. Địa chỉ di tích: thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hang Đồng Thớt trước kia gần làng Đồi, nay làng Đồi thuộc xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nông trường Thanh Hà đã cho sử dụng hang làm nơi chứa xăng dầu, phục vụ hoạt động của Nông trường nên hang còn gọi là hang kho Xăng.
Hang Đồng Thớt là hang không lớn lắm, nằm trong sơn khối đá vôi thuộc thị trấn Thanh Hà, nằm độc lập ở giữa cánh đồng rộng xen kẽ nhiều đồi đất khác nhau.
Tháng 9/1926 M.Colani nhà nữ khảo cổ học người Pháp trở lại nghiên cứu một số nơi trong tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1926. M.Colani đã phát hiện và khai quật ở đây 11 địa điểm khảo cổ, di chỉ Hang Đồng Thớt là một trong số di chỉ mà M.Colani đã khai quật trong thời kì này. Tổng số hiện vật mà M.Colani thu được ở di chỉ này là 527 hiện vật, trong đó hầu hết là đồ đá, một số ít là đồ xương, một số răng xương động vật (không có đồ gốm).
Những kết qủa của cuộc khai quật này bà chưa nghiên cứu và chưa công bố mới chỉ thấy nói đến di chỉ này ở phần “những nhận xét mới” trong cuốn “Thời đại đồ đá trong tỉnh Hòa Bình”.
Những hiện vật tìm được ở di chỉ Hang Đồng Thớt hiện chỉ giữ được một số tại bảo tàng Lịch sử Việt nam. Tất cả có 123 hiện vật so sánh với phiếu ghi hiện vật của M. Colani để lại là 527 hiện vật chúng ta thấy còn thiếu nhiều không thể làm cứ liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu.
Trước tình hình đó năm 1966 Viện Bảo Tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khảo sát,thăm dò và khai quật ở tầng văn hóa còn nguyên vẹn từ ngày 14/04/1966 đến ngày 30/04/1966.
Với diện tích khai quật 36 m2 đoàn đã thu thập một khối lượng hiện vật rất lớn đây là tài liệu hiện vật rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa Hòa Bình.
Tầng văn hóa di chỉ Hang Đồng Thớt khá dày có chỗ lên tới 4,5 mét. Đất trong tầng văn hóa là đất sét đá vôi, lẫn nhiều tro than và khối lượng lớn vỏ các loại trai,ốc nước ngọt và ở núi cùng với những di tích văn hóa khác.
Trong quá trình khai quật, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được những bếp lửa lớn. Những bếp lửa này đã minh chứng cho lớp người cư trú ở đây và có sự văn minh về lửa.
Trong tầng văn hóa khảo cổ ở độ sâu khác nhau đã tìm được rất nhiều hiện vật đá, số lượng lên tới 588 hiện vật đá phản ánh đầy đủ đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình. Gồm các nhóm chính sau:
+ Công cụ ghè đập: Hầu hết là những hòn cuội có hình dáng tự nhiên chỉ được ghè đẽo qua loa, một số chiếc có tác dụng không rõ rệt có thể vừa dùng vừa đập, vừa dùng để ném. Nhóm công cụ này gồm có 146 chiếc.
+ Nhóm công cụ chặt: Ở những di chỉ khác bao gồm các công cụ chặt rất thô sơ và nặng, những công cụ hình dáng không chính xác, chế tác sơ sài, đến những loại rìu có hình dáng khá hoàn chỉnh, có kỹ thuật chế tác phát triển và loại rìu mài ở lưỡi.
+ Công cụ hình đĩa: Công cụ hình đĩa tìm thấy di chỉ Đồng Thớt chế tác tương đối sơ sài, sự gia công ít thường chỉ được ghè đẽo qua loa. Rìu tác dụng dày có lẽ được dùng làm nạo. Số lượng công cụ hình đĩa 10 hiện vật.
+ Nao: Tìm thấy 26 hiện vật thuộc nhóm công cụ này. Sự cấu tạo hình dáng của công cụ này ít hoàn chỉnh, không ổn định. Một số chiếc có hình tam giác, hình dải quạt, hình bán nguyệt, hình tam giác lệch và nhiều hình méo mó.
+ Công cụ cắt khía: Công cụ này tìm thấy 6 hiện vật là loại hình công cụ có hình dáng không ổn định. Một vài chiếc có hình bán nguyệt hoặc hình tam giác. Một số khác có hình rất khó xác định là những hòn đá cuội có hình dáng khác nhau.
+ Chầy và bàn nghiến: Hiện vật này hầu hết được chọn những hòn đá có sẵn trong tự nhiên đem sử dụng, gia công rất ít, dùng để nghiền hạt, vỏ cây có bột.
+ Mảnh tước: Trong làn khai quật năm 1966 thu được rất nhiều mảnh tước có 150 mảnh gồm hai loại: 95 mảnh là những mảnh tước được tách lần 1 và 55 mảnh tước có sự gia công lần thứ 2.
+ Hòn đá cuội nguyên lành và những phế liệu: Đã tìm thấy ở di chỉ một số hòn đá cuội còn nguyên vẹn chưa có vết chế tác hoặc sử dụng. Có thể đây là những hòn đá cuội được người nguyên thủy chọn lựa để làm công cụ nhưng chưa sử dụng. Tất cả có 12 hòn hình dáng và kích thước rất khác nhau.
Ngoài ra còn thu được 605 mảnh đá cuội bị đập cỡ có thể đây là những mảnh bị loại ra trong qua trình chế tác công cụ của người nguyên thủy.
Trong tầng văn hóa khảo cổ có rất nhiều xương đọng vật hầu hết là xương của thú lớn, tất cả những xương này đều bị đập vỡ, bị cháy xém đó là xương của những loại động vật do người nguyên thủy săn bắn được để ăn thịt và đập xương để hút tủy.
Trong phạm vi khai quật (năm 1966), xét về vị trí của nó thấy không thích hợp với việc chôn người, tuy nhiên trong tầng văn hóa khảo cổ phát hiện được một số ít xương người và một mảnh xương hàm còn 3 răng hàm, các xương người nằm rải rác từng mẩu nhỏ, không tập trung, không thấy dấu vết gì của hố huyệt.
Tại di chỉ Hang Đồng Thớt số lượng vỏ các loại trai ốc chiếm một khối lượng lớn nhất. Các loài trai ốc là nguồn thức ăn rất quan trọng của người nguyên thủy cư trú ở đây. Sau khi ăn xong họ vứt ra đó và chồng chất lên nhau một cách liên tục nên đã tạo nên một tầng đất dày.
Trên cơ sở xem xét phân loại các di vật khảo cổ hợp với việc giám sát, nghiên cứu tài liệu cũ chúng tôi có một và đánh giá sơ bộ về ý nghĩa khoa học của di chỉ này việc tìm hiểu nghiên cứu và khai quật di chỉ Hang Đồng Thớt là một bước hết sức quan trọng và mang một giá trị lịch sử to lớn, là yếu tố quan trọng trong công tác nghiên cứu về lịch sử phát sinh và phát triển của loài người trong thời đại nền Văn Hóa Hòa Bình thời đại đồ đá.
Hang Đồng Thớt là một di chỉ thuộc nền Văn Hóa Hòa Bình. Có tầng văn hóa khảo cổ rất dày và hiện vật rất phong phú. Đây là một di chỉ có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc tìm hiểu nền Văn Hóa Hòa Bình. Những địa điểm thuộc Văn Hóa Hòa Bình có tầng văn hóa khảo cổ dày như thế (có chỗ dày tới 4,5m) từ trước tới nay phát hiện cũng không nhiều lắm.
Khối lượng di vật phát hiện được ở di chỉ này rất phong phú trong đó đồ đá chiếm khối lượng lớn nhất có hơn 500 hiện vật có vết gia công của con người gần hết những loại di chỉ Đồng Thớt đều được làm bằng đá cuội. Hầu hết các công cụ được chế tác từ những hòn đá cuội nguyên, chính vì vậy đã trở thành kỹ thuật đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình.
Về loại hình công cụ mang tính chất đặc trưng của Văn Hóa Hòa Bình như: Công cụ hình hạnh nhân, công cụ hình đĩa chiếm một số lượng lớn.
Toàn bộ di vật ở di chỉ này đã cho chúng ta một khái niệm khá rõ ràng về trình độ kinh tế của người nguyên thủy cư trú tại đây. Một khối lượng rất lớn các vỏ trai ốc chồng chất liên tục tạo nên một lớp rất dày. Đó là trai ốc nước ngọt sống ở sông, suối và núi đá đây là loại thức ăn chủ yếu và thường xuyên của họ.
Hình thái kinh tế của người nguyên thủy tại đây là hái lượm và săn bắn hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, ở đây không thấy có vết tích của nghề công nghiệp nguyên thủy của việc chăn nuôi gia súc.
Về niên đại: Căn cứ vào di vật, địa tầng trong mối tương quan với các di tích khác của nền Văn Hóa Hòa Bình cho phép chúng ta đưa ra một khung niên đại tương đối cho di chỉ này từ 10.000- 7.000 năm cách ngày nay.
0 Bình luận