Số người đang online : 19 Hoà Bình: Lễ hội đánh cá suối Tháng ba - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Hoà Bình: Lễ hội đánh cá suối Tháng ba
post image
Hoà Bình: Lễ hội đánh cá suối Tháng ba

Lễ hội đánh cá suối Tháng ba được tổ chức vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm, tại xã Lỗ Sơn (huyện Tân Lạc). Lễ hội là dịp để người dân bảy tỏ sự tôn kính với các vị thần linh, đồng thời là cơ hội để người dân vui chơi, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội này cũng mang ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng tới người dân việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.

Lễ hội đánh cáTháng bathường được tổ chức khi bắt đầu vào mùa mưa, thời điểm này cá đã lớn tránh được mùa cá sinh sản. Trước đây khi còn chế độ Nhà Lang, có quy định các khoang cá (khúc suối có cá), định ra khoang cá của nhà Lang và khoang cá của dân làng. Khoang cá của nhà Lang là khoang suối có nhiều cá và không ai được đánh bắt, nếu ai vi phạm sẽ bị nhà Lang phạt nặng, có thể là phạt trâu, phạt lợn, hay một hình thức nào đó do nhà Lang đặt ra. Mỗi năm nhà Lang chỉ tổ chức đánh cá một lần, không có sự ấn định về ngày, tháng, mà tuỳ vào thời tiết hàng năm nhưng thường là vào khoảng tháng 3 âm lịch. Khi tổ chức đánh cá, nhà Lang thông báo cho các Ậu biết và chuẩn bị lực lượng khi đánh cá, các Ậu đuổi cá, sau đó sai những người giúp việc đánh bắt cá cho Lang. Khi đánh bắt được cá, nhà Lang lựa chọn ra những con to nhất, ngon nhất, mời thầy cúng đến làm lễ, mục đích là nhằm tạ ơn thần linh đã phù trợ cho mường có một năm no đủ và cầu mong năm sau cá dưới suối sẽ nhiều hơn, con thú trên rừng sẽ đông hơn để cuộc sống của dân mường bớt vất vả. Khi lễ cúng ở nhà Lang hoàn tất, nhà Lang chia cho dân một ít (chủ yếu là cho những người tham gia đánh bắt cá cho Lang), số còn lại dùng để tổ chức ăn uống ở nhà Lang, chỉ có Lang và các Ậu mới được ăn uống tại nhà Lang.

Sau khi nhà Làng tổ chức lễ hội đánh cá tại Khoang cá của nhà Lang lúc này nhân dân trong vùng mới được tổ chức đánh cá tại Khoang của dân làng. Theo quy định, mỗi gia đình sẽ cử một người đàn ông tham gia đánh cá, số cá đánh được, một phần sẽ được đem cúng tại Miếu thờ Thành Hoàng làng, sau khi cúng sẽ tổ chức ăn uống luôn tại miếu thờ của làng, mời quan Lang, Ậu và chức sắc trong làng tham gia, những người dân tham gia đánh bắt cá cũng được mời ăn. Số cá còn lại, Lang, Ậu cho phép dân làng chia nhau đem về ăn. Người dân các vùng lân cận cũng có thể đến đây đánh bắt cá, nhưng phải nộp lại một phần cho Lang vùng này.

Trướcđây là lễ hội có quy mô nhỏ của một làng, nghi trình tổ chức lễ hội chưa thật rõ nét, phần lễ tương đối đơn giản, phần hội cũng không lớn, theo các cụ kể lại thì chủ yếu là việc tổ chức ăn uống. Tuy thế, Lễ hội đánh cá lại biểu hiện những nét đặc trưng trong sinh hoạt của đồng bào Mường thời xưa, vừa đơn giản, mộc mạc nhưng lại mang tính cộng đồng cao.

Lễ hội đánh Tháng ba ngày nay được chia làm hai phần: Phần Lễ và Phần Hội

Mở đầu là phần Lễ diễn ra trang trọng tại miếu thờ xóm Tân Vượng. Thầy mo làm lễ cúng các thần linh phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Sau đó, 4 thanh niên khỏe mạnh sẽ khiêng bè (mảng) ra suối, chọn một người có uy tín đại diện của xóm, xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên. Theo quan niệm của người dân ở đây, mẻ chài này mà bắt được cá ngay thì trong năm việc đánh bắt sẽ thuận tiện và cũng chứng tỏ suối của bản rất nhiều tôm cá.

Phần hội diễn ra tại 3 khoang suối lớn là khoang Trớ, Lở, Ích của suối cái Lỗ Sơn với các nội dung phong phú như: phần thi đua bè của hàng trăm thanh niên các xóm; phần thi đánh bắt tập thể có cả nam giới và phụ nữ tham gia…


Thời gian lễ hội đánh bắt cá suối được tổ chức từ 3-5 ngày. Người dân sẽ lần lượt tập trung đánh bắt từ khoang dưới lên khoang trên. Mỗi khi có người nào bắt được cá to, hàng trăm người đánh bắt trên khoang sẽ cùng hò reo, chúc mừng, vui vẻ.

Lễ hội đánh cá suối tháng ba được tổ chức trong không khí rộn ràng, vui tươi; nét văn hóa và những giá trị truyền thống độc đáo của dân tộc Mường nơi đây…để lại trong lòng người dân và hàng nghìn du khách đến tham dự ấn tượng đẹp khó quên./.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành