Số người đang online : 54 THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG
post image
THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG

Được công nhận di tích theo quyết định số 776/QĐ/BT ngày 23 tháng 06...

THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG



1.    Tên di tích: Thanh Bình Từ Đường
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 776/QĐ/BT ngày 23 tháng 06 năm 1992.
 

 
5.    Địa chỉ di tích: Kiệt 5 Thanh Bình- Phường Phú HIệp- Thành phố Huế (nay là kiệt 281 Chi Lăng – Huế).
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Thanh Bình Từ Đường (tên gọi của địa phương là Từ Đường Thanh Bình Tự) Được xây dựng vào năm Vua Minh Mạng Nhị Niên trên khuôn viên thổ cư diện tích khoảng chừng 1000m2. Có hệ thống tường rào bao bọc, khép kín khuôn viên.
         Trước đền thờ, là cổng chính vào đền rộng 3 mét; án ngự phía trước là bức bình phong Song Mã được khảm sành sứ. Thanh Bình Từ Đường là một ngôi nhà cổ được thiết kế theo kiểu nhà rườn truyền thống của Huế xưa còn lưu lại gồm 5 căn; 2 chái; mái lợp ngói liệt. Cửa ra vào đền được thiết kế nhiều lá xếp đang xen lẫn nhau (dân địa phương gọi đây là cửa buồng khoa được chạm trổ khá tinh tế, bạc màu nhưng giữ được nét thanh tao, vững chắc qua năm tháng làm tăng thêm giá trị cổ của ngôi đền) khi khép lại tạo thành một bức sáo. Tường xây, mái ngói theo thời gian đã xuống cấp và được trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đầu tư, tu sửa nhiều lần nên Thanh Bình Từ Đường vẫn còn giữ nguyên vẹn công trình kiến trúc ban đầu.
          Bên trong Thanh Bình Từ Đường là nơi thờ Ngài Một (một võ tướng dưới triều Minh Mạng với tước hiệu Càng Khương Hầu) ông tổ sáng lập ra ngành tuồng (còn gọi là hát bộ) ở Huế một trong các loại hình văn hóa mang nặng tính đặc trưng của cư dân Miền Trung. Nội dung tuồng (hát bộ) dựa vào các tác phẩm văn học Á Đông, văn học dân gian Việt Nam bên cạnh các tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc để hình thành các vở tuồng. Nội dung từng vỡ tuồng ngoài ý nghĩa giáo dục còn coi trọng hình thức trang điểm làm nổi bật tính cách của nhân vật khiến người xem dễ xúc cảm. Thường thì những vỡ tuồng hay được chọn để công diễn trong nội cung cho giới vua quan, các chúa dưới triều Nguyễn xem rồi mới đến thị dân xem.(do thời bấy giờ các loại hình văn hóa nghệ thuật chưa phát triển nhiều) các loại tuồng (hát bộ) đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng dân Huế: Hoa ngọc lan, Lưu Bình Dương Lễ, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, Nghêu sò ốc hến... Có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, dũng khí, tình nghĩa vợ chồng, tình bạn hữu, tình thầy trò sâu sắc. Hằng năm, lấy ngày 14, ngày rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch làm ngày húy kỵ của Ngài Một (Tên húy của ngài). Trong khung gian giành cho việc thờ Tự tại Thanh Bình Từ Đường, đối diện với cửa ra vào chính diện là điện thờ (nằm gian giữa) ông tổ ngành hát tuồng, tiếp đến là điện thờ Tam vị Thánh Tổ khai hóa Thanh Bình Tự. Bên tả (bên trái từ ngoài vào) thờ Ngũ vị Thánh Bà Cửu Thiên Huyền Nữ. Bên hữu (bên phải từ ngoài vào) thờ Ngũ Thánh gồm Quang Thánh Đế Quân. Tiếp đến là bàn thờ Ngũ vị Sơn Thần. Cả tả lẫn hữu (phần sau của Thanh Bình Từ Đường) là điện thờ của 12 ông tổ khai sinh ra các ngành nghề truyền thống tại Huế bao gồm Tổ thợ Rèn, thợ May (Bà Phạm Thị Liên Hoa Công Chúa Tôn Thần), Nông nghiệp, thợ Nề, thợ Mộc, kinh doanh buôn bán, thợ Vàng, thờ Bạc (có khảm sắc phong của vua Bảo Đại. Trước sân đền (bên phải từ cổng đền vào) có dựng bia đá sắc phong Từ Đường của Vua Bảo Đại. Bia còn lại (bên trái từ cổng đền vào) ghi công lao của những người đóng góp công sức trùng tu lại Thanh Bình Từ Đường.
          Hiện nay, Thanh Bình Từ Đường đã được Bộ Văn Hóa cấp bằng công nhận “di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 17 tháng 07 năm 1992. Nơi đây, còn là điểm đến của du khách gần xa viếng đền, cũng là nơi tôn nghiêm để các ngành nghề truyền thống ở Huế hằng năm đến dâng hương vào những ngày giổ tổ. Trường Tiểu Học Ngô Kha Thành phố Huế nhận chăm sóc di tích lịch sử văn hóa Thanh Bình Từ Đường không ngoài mục đích: tôn sư trọng đạo, giáo dục truyền thống của di tích, giới thiệu lộ trình phát triển của ngành hát tuồng Huế xưa. Chiêm ngưỡng những nét tài hoa, tính thẩm mỹ của người thợ thủ công ngày xưa tạo nên những nét tinh tế, đầy tính hoa mỹ thể hiện ở việc chạm trổ từ công trình. Thanh Bình Từ Đường còn là nơi để các em học sinh, đội viên tìm hiểu di tích lịch sử, được sinh hoạt truyền thống và thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành