Số người đang online : 27 THÁC ĐATANLA - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÁC ĐATANLA
post image
THÁC ĐATANLA

Số 04/1998-QĐ-BVHTT ngày 15/10/1998

THÁC ĐATANLA
 
 
 
Tên di tích: Thác Đatanla
Loại công trình: Thác nước
Loại di tích: Thắng cảnh quốc gia
Quyết định: Số 04/1998-QĐ-BVHTT ngày 15/10/1998
Địa chỉ: Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm  Đồng. Thác Đatanla cách thác Prenn 2km và thành phố Đà Lạt 5km.
Thông tin về di tích:  Thác Datanla hay Đatanla hoặc Đatania do các từ K‘Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N‘ha" có nghĩa là "nước dưới lá" - liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch - Chil thế kỷ XV - XVII.
Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.
Có nhiều truyền thuyết về Đatanla.
 Truyền thuyết 1: Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...". Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Bian đem lòng yêu Lang dù khác bộ tộc.
Hai người thường hẹn hò gặp nhau ở dòng thác Đatanla vào những đêm sáng để tâm tình. Sau đó, đôi tình nhân này quyết định đi đến cái chết bên nhau để phản đối lại luật tục khắt khe của bộ tộc không cho phép họ lấy nhau làm thức tỉnh làng K‘Zềnh, cha của nàng Bian dẫn đến sự đoàn kết, thống nhất của các bộ tộc Lạch, Chil, Srê trên Cao nguyên Lang Bian, và từ đó núi rừng hoang sơ bắt đầu có sử . Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.
Truyền thuyết 2: Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla
Truyền thuyết 3: Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành