Số người đang online : 29 KHU DI TÍCH SÓC SƠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

KHU DI TÍCH SÓC SƠN
post image
KHU DI TÍCH SÓC SƠN

Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo...

KHU DI TÍCH SÓC SƠN


 

Tên di tích: Khu di tích Sóc Sơn (Đền Sóc)
Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 04 năm 1962.
Địa điểm: Xã Vệ Linh, thôn Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Thông tin về di tích
         Địa danh khu di tích Sóc Sơn hay còn gọi là đền Sóc Sơn là một địa danh văn hoá nổi tiếng thờ Thánh Gióng. Đây là một trong những anh hùng chống giặc ngoại xâm và là một trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đền Sóc Sơn hiện nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
Đền Sóc Sơn nằm trên dãy núi Mã, trong vòng cung Tam Đảo. Đây là nơi được cho là cái rốn tích tụ mọi linh khí của trời đất. Khu di tích Sóc Sơn gồm nhiều kiến trúc có liên quan. Đầu tiên là đền Thượng. Đây là công trình kiến trúc được khởi dựng sớm nhất. Đền có bố cục mặt bằng kiểu chữ Công, gồm tiền tế, ống muống và hậu cung. Đền Thượng đã được xây dựng từ lâu đời, đến thế kỉ thứ X thời Lê Đại Hành thì được trùng tu và sau đó được sửa chữa nhiều lần. Lần trùng tu gần đây nhất của đền là vào năm 1993. Đến nay, đền Thượng đã mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn.
Toà tiền tế của đền gồm 5 gian, chồng diêm hai tầng tám mái, các góc đao thanh thoát. Hiện trong đền còn lưu giữ nhiều đồ thờ tự quý giá như đôi ngựa gỗ, một trong những hiện vật còn lại sau trận hoả hoạn năm 1898. Toà ống muống gồm ba gian dọc. Toà nhà này cũng được xây dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng mái.
         Hậu cung là nơi đặt tượng Thánh Gióng cùng các thiên thần võ sĩ. Tương truyền, tượng Thánh Gióng được đắp với ba đặc điểm: Thiên - Thổ - Mộc. Tượng đắp lộ thiên bên ngoài bằng vôi mật, cốt bên trong là gỗ trầm hương. Đây là loại gỗ theo truyền thuyết là anh hùng làng Gióng đã cởi áo vắt lên trước khi bay về trời. Để gợi nhớ điều này nên người dân đã lấy gỗ trầm hương làm cốt cho tượng.
Trước cửa khu đền Thượng là dãy núi Mã, trong đó núi Vây Rồng được tương truyền là nơi ông Gióng đã cởi giáp sắt để lại.
Đền Hạ được xây dựng muộn hơn. Theo truyền thuyết và tấm bia đá 8 mặt của di tích thì đền Hạ được khởi dựng vào thời Lê Đại Hành. Khi đó, vua Lê đến đền thờ thần núi Vệ Linh để cầu nguyện dẹp tan giặc Tống. Lời cầu xin linh ứng. Vua Lê Đại Hành cho tu sửa đền Thượng, xây dựng thêm đền Hạ và phong tên hiệu cho thần là Sóc Sơn Đổng Thiên Vương, Đà Giang hiển thánh, phủ Thánh giá, Đại vương Thượng đẳng Sơn thần.
Đền Hạ thờ vị Sơn thần, Thổ địa cai quản núi Sóc (nơi có đền thờ ông Gióng). Toà tiền tế của đền có các bia hậu, ngoài việc thờ cúng thần linh, nơi đây còn là hậu cung của khu đền. Hậu cung có pho tượng Thánh Thần Vương bằng đồng hun đen, niên hiệu thời Nguyễn. Một trong những tấm bia có giá trị nhất còn lưu lại tại đền là bia tám mặt mang niên hiệu Dương Đức 1 (1672) ghi lại câu chuyện về Thánh Gióng và lịch sử xây dựng đền.
         Lễ hội chính của đền Sóc là vào ngày mồng 6 tháng Giêng Âm lịch, thu hút hàng vạn người tham gia. Trong lễ hội có lễ rước nước, rước ngà voi, mang đậm dấu ấn của lễ nghi nông nghiệp. Đặc biệt lễ rước hoa tre là một lễ hội độc đáo gợi lại hình tượng Thánh Gióng nhổ gốc tre ngà đánh tan giặc Ân. Ngoài ra, lễ hội còn có lễ chém tướng diễn tả chiến công của Thánh Gióng và nhiều tiết mục sinh hoạt văn hoá dân gian. Hội Gióng được đánh giá là đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá dân tộc truyền thống.
         Du khách trẩy hội Gióng ở đền Sóc cũng như những người dân Việt Nam có thể đều biết câu ca dao:
Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng Ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về
         Khu di tích đền Sóc Sơn ngoài giá trị lịch sử - văn hoá còn một giá trị đặc biệt hiếm thấy trên đất thủ đô với cảnh quan trời đất, núi non hoà quyện, hữu tình. Nữ sĩ Ngô Chi Lan (thời vua Lê Thánh Tông) đã đến thăm đền và lưu lại những vần thơ được vua Lê Thánh Tông hết sức ngợi khen. Đó là:
Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn
Muôn tía nghìn hồng đẹp thế gian
Ngựa sắt bay rồi tên sử sách
Anh hùng mãi mãi với giang sơn


        MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀN GIÓNG XƯA VÀ NAY
 
Cổng bên ngoài Đền Sóc

Đền Trình

Đền Trình bố cục chữ nhị, kết cấu tường hồi bít đốc tay ngai, mỗi nếp nhà có 3 gian

Đền Trình thờ vị Sơn Thần thổ địa, cai quản núi Sóc nơi có đền thờ ông Gióng

Đền Mẫu là ngôi nhà 3 gian, làm 2 nếp xây tường hồi bít đốc

Bên trong là ban thờ bà mẹ đã sinh ra Thánh Gióng


Tượng mẹ Thánh Gióng

Đền Thượng

Ngựa bạch

Ngựa hồng

Ban thờ chính diện trong hậu cung đắp cao 1 toà giả sơn bằng đá, bên ngoài đắp bàn đá, trên đặt bát hương thờ. Tòa gỉa sơn được đắp tượng Thánh Gióng cùng các thiên thần, vũ sĩ đứng 2 bên


Hội đền Gióng Sóc Sơn ngày nay










Những bức ảnh Hội Gióng được chụp năm 1957 và 1938 …



Đền Gióng. (1957)

Sân khấu diễn trò trong Hội làng (Ảnh chụp trước năm 1938)

Cảnh hát múa biểu diễn trò vui ngày hội (Ảnh chụp trước năm 1938)

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành