Số người đang online : 33 ĐÌNH CHU QUYẾN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH CHU QUYẾN
post image
ĐÌNH CHU QUYẾN

Đình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp...

ĐÌNH CHU QUYẾN




Tên di tích: Đình Chu Quyến (đình Chàng)
Địa điểm:  làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
                    Đình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962.
Thông tin di tích
     Đình lớn nhất xứ Đoài, có ba gian chính và hai gian phụ, dài 30m, bố cục hình chữ nhật. Có tám hàng cột dọc và sáu hàng cột ngang. Bốn cột cái ở gian giữa có chu vi 2m, kê trên bốn viên đá tảng vuông mỗi cạnh 1m. Bốn cột bên có bốn bức tượng gỗ, một người cưỡi hổ, một người cưỡi voi, một người cưỡi ngựa và một người cưỡi con công. Các vì kèo có cấu trúc theo lối chồng rường, thượng thu hạ cách. Mái lợp ngói ta, bờ nóc có gắn hai hàng gạch, trong đó có một hàng gạch hộp có hoa, các đầu đao uốn cong tạo nên dáng thanh thoát, không nặng nề, trên bờ đầu đao có gắn tượng rồng và dây cuốn. Không có tường vách, trong đình có sàn gỗ chia thành ba tầng cao thấp để phân ngôi thứ trong làng thời xưa. Gian chính giữa là gian thờ, có cửa võng chạm trổ tinh vi hình hoa, lá, rồng, phượng, trên có ván lát trần. Điêu khắc đình Chu Quyến gồm nhiều tượng tròn và hoạt cảnh kéo dài, tuy không lớn. Các tượng chim, phượng, người cưỡi báo cao từ 0,6m đến 0,9m, gắn trên các giá đỡ ở cột là các tác phẩm độc lập và hoàn thiện. Trên các xà cốn, ván nong, cửa võng, bàn thờ và tám cánh cửa đều có chạm trổ hoa văn rồng phượng chầu mặt nguyệt, rồng vờn châu ngọc, rồng và người, rồng và hổ, hình chim phượng mẹ và đàn phượng con quấn quýt bên nhau. Cảnh sinh hoạt của con người gồm có cảnh người dắt voi đứng hầu, người uống rượu, cảnh nộp gà cho quan trên, cảnh gảy đàn, hát múa chọi gà, xen kẽ với hình hoa, lá, mây...
      Chung quanh đình, xây tường thấp bằng mặt sàn, có trổ các ô hình chữ nhật đứng, đỡ hàng lan can bằng gỗ. Đình thờ Nhã Lang, con trai đầu của Lý Phật Tử và bà thứ phi Lã Thị Ngọc Thanh, mẹ của Nhã Lang. Chưa rõ niên đại xây dựng, đã qua nhiều lần trùng tu. Theo các chữ ghi trên xà có các niên đại sau : "Lý triều Nhân Tông nguyên niên tạo" (Năm thứ nhất đời Nhân Tông triều Lý dựng), "Bảo Đại thập niên trùng tu" (Trùng tu năm Bảo Đại thứ 10). Trên bia đá trong đình cũng ghi : "Ngày 18 tháng 3 năm Âởt Hợi, niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (1935) trùng tu". Theo phong cách điêu khắc của đình, có thể đoán rằng đình được dựng vào thế kỷ XVII.
      Đình Chu Quyến ở xã Chu Minh, huyện Ba Vì, cách thành phố Sơn Tây 10km và cách Đường Lâm 6km về phía Tây Bắc, đi theo đường QL 32. Đây là ngôi đình được dựng vào khoảng thế kỷ XVII, vẫn được xem như ngôi đình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống Việt Nam.
      Đình còn có tên là đình Chàng, thờ Nhã Lang vương, con của Lý Phật Tử (thế kỷ VI). Đình ba gian, hai chái, hình chữ nhất, chỉ có một tòa đại đình duy nhất, do bước gian lớn nên đình tuy có số gian ít mà vẫn bề thế, dài tới 30m. Đình có 6 hàng cột bằng gỗ lim đặt trên các phiến đá kê chân cột, trong đó đặc biệt bốn cột cái ở giữa bằng gỗ lim rất to, chu vi lên tới 2m, một người ôm không xuể. Mái đình cong nhẹ bốn góc thành đầu đao, ở các đầu đao là tổ hợp của rồng vươn, lân chầu và mỏ phượng ở đầu bảy lao ra đỡ. Mái võng nhẹ ở giữa, bờ nóc và bờ thoải là hàng gạch hoa chanh. Hai đầu hồi là bức ván chạm trổ công phu hình lá đề. Trong đình tại các bức cốn và các đầu dư của xà, có những chạm khắc cực kỳ sinh động: hình gà mái cách điệu thành phượng hoàng, người cưỡi hổ, cưỡi báo, hội vật, tiên cưỡi rồng... Mật độ chạm khắc đạt tới mức dày đặc và tinh vi. Đình có kết cấu kiểu đình nhà sàn, cách mặt đất 80cm, có ba cấp khác nhau để ngồi theo ngôi thứ trong các đám việc làng ngày trước. Đình cao 8,1m, song chiều cao mái đã chiếm đến hơn 2/3 nên gây ấn tượng mạnh với bộ mái lợp ngói mũi hài mầu nâu sẫm. Đình Chu Quyến có điểm hơi khác thường là nằm ở rìa làng chứ không ở trung tâm làng. Vì thế đình không có sân mà nằm giữa một khu đất vốn trồng rau ven đường làng, phía trước có ao nước. Gần đây người ta đã xây tường thấp quây lại để tránh trâu bò vào.
Tuy vậy điều này làm giảm ý nghĩa của ngôi đình mở thoáng cả bốn hướng.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐÌNH CHU QUYẾN










Hàng bảy hiên

 Cắt ngang lòng đình. Những cây cột giữa cực lớn, tay người không ôm kín được

Các đình ở vùng Sơn Tây - Ba Vì có đặc điểm là mở thoáng.

Những thân gỗ lên nước xanh rêu



Những chạm khắc đẹp theo các chủ đề hình con lân còn ở dưới là hình hai con sư tử chầu mặt rồng, bên trên là hai cụm rồng chầu một vị thần









0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành