Số người đang online : 39 ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐỒI 10 - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐỒI 10
post image
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐỒI 10

Được công nhận di tích theo quyết định số 44/2006/QĐ-BVHTT ngày 31...

ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG ĐỒI 10





1.    Tên di tích: Địa điểm chiến thắng Đồi 10
2.    Loại công trình: 
3.    Loại di tích: lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 44/2006/QĐ-BVHTT ngày 31 tháng 03 năm 2006


 
5.    Địa chỉ di tích: Xã Hoài Châu Bắc –Hoài Nhơn – Bình Định
6.    Tóm lược thông tin về di tích
       Đồi 10 tục gọi là gò Màng Thang sau là cấm Hang Dơi, vì nơi đây có nhiều hang để Dơi trú ngụ, cả khu đồi xưa là rừng cây rậm rạp, là rừng thiêng của làng nên làng cấm chặt phá, bởi vậy gọi là rừng cấm gồm hai ngọn đồi liền nhau, ở độ cao 36m so với mặt biển, thuộc thôn Gia An, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định diện tích 54.075,7m2, cách quốc lộ 1 về hướng tây khoảng 1000m cách huyện lỵ Hoài Nhơn 20km về phía bắc.

      
      Cứ điểm Đồi 10 suốt 10 năm (1965-1975) liên tục là điểm nóng, điểm tranh chấp một mất một còn giữa ta và địch, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên vị trí chiến lược vô cùng quan trọng này. Giặc Mỹ đã dội xuống hàng vạn tấn bom đạn để cố giành giật vị trí yết hầu này, và nơi đây cũng là mồ chôn hàng trăm lính Mỹ ngụy.
      Cuối năm 1964 đầu năm 1965, Mỹ - ngụy chiếm hai ngọn đồi này xây dựng thành chốt điểm, chúng phát hoang dùng xe ủi mở đường xoắn ốc đi lên đỉnh. Địch đóng chốt cả 2 ngọn đồi, bộ chỉ huy đóng ở phía đông của đồi lớn (Đồi 10), nối liền hai ngọn đồi là một khoảng đất bằng dùng làm sân bay dã chiến, trên đỉnh bố trí pháo 105 ly cùng hệ thống công sự, lô cốt rất kiên cố, quanh chân của hai Đồi 9 và  Đồi 10 còn có đường tuần tra, bên ngoài có hệ thống rào kẽm gai theo kiểu “Hai sông ba núi” rất kiên cố từ chân đồi lên tận đỉnh đồi. Đường vào chốt điểm chỉ có một con đường độc đạo duy nhất. Ngoài những chòi canh để bảo vệ chốt, chúng còn cài nhiều loại mìn, lựu đạn quanh hàng rào chân đồi.  trên bản đồ chúng đặt tên là Đồi 9 và Đồi 10, di tích gọi chung là “Đồi 10”.
      Đối với quân dân Bình Định và khu 5 Đồi 10 là một chứng tích lịch sử - lưu niệm về một  sự kiện, ghi nhận những chiến công cùng sự hy sinh xương máu của 1344 đồng chí, đồng bào hai xã Hoài Châu, Hoài Châu Bắc và của những chiến sĩ: Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu 5, Sư đoàn 3 Sao Vàng anh hùng. Ghi nhận công trạng của quân và dân Hoài châu Bắc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước,Đảng và nhà nước đã hai lần tuyên dương là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.
     Qua chiến đấu và đấu tranh với địch tại Đồi 10 đã có 5 cán bộ chiến sĩ được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang trong đó có 2 bộ đội chủ lực 409 và sư đoàn 3, 1 du kích và 2 thuộc đội quân đấu tranh chính trị.
       Nơi đây còn vang vọng mãi với thời gian gương hy sinh anh dũng của 3 chiến sĩ: Đầu năm 1966 thực hiện lời kêu gọi Tỉnh ủy Bình Định quân dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bộ đội và du kích kiên cường bám giữ Đồi 10 vì là chốt điểm quan trọng địch quyết tâm chiếm Đồi 10 bằng mọi giá. Chúng tổ chức nhiều đợt xung phong từ nhiều hướng, các chiến sĩ nhiều lần xông lên đánh giáp lá cà với địch. Đến chiều ngày 30/1 trên  chốt điểm đồi 10 chỉ còn lại 3 chiến sĩ trong tình thế vũ khí hết đạn, chỉ còn lại 3 quả lựu đạn. Với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” các anh chiến sĩ cảm tử vẫn kiên quyết bám giữ trận địa đến giây phút cuối cùng, tình thế chốt điểm lúc này bị bao vây bốn phía, bỗng trên đỉnh đồi xuất hiện ba chiến sĩ giải phóng quân bật đứng dậy khoát vai nhau cùng cất cao tiếng hát bài: ”Giải phóng miền Nam“. Quá bất ngờ trước hành động đó,bọn Mỹ ngụy nhìn nhau sửng sốt không kịp phản ứng và rồi tiếng lựu đạn nổ vang trời ba chiến sĩ cảm tử hy sinh anh dũng trước con mắt cảm phục của quân thù.
       Và còn nữa đội quân tóc dài: các má, các chị có cả các em thiếu nhi trong đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù tại Đồi 10 diễn ra vô cùng quyết liệt người trước ngã, người sau tiến lên gương hy sinh các mẹ, các chị, các em tô thắm thắm truyền thống cách mạng kiên cường trên  quê hương Hoài Nhơn.
      Nếu nói đến chiến trường ác liệt trong chống Mỹ, phải kể đến chiến trường Quân khu 5, mà nói đến chiến trường Quân khu 5 thì phải nói đến chiến trường bắc Bình Định, nói đến trọng điểm bắc Bình Định không thể không kể đến cứ điểm Đồi 10.
      Theo dòng chảy lịch sử  Đồi 10 là một di tích lưu lại một sự kiện và   mãi mãi là một di tích sống mãi với lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Bình Định, quân dân khu 5 và của quân dân cả nước.
       Biết bao xương máu của cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã đổ xuống mảnh đất Đồi 10 để cuối cùng làm nên chiến thắng bắc Bình Định vang dội 1972 giải phóng một vùng rộng lớn từ Hoài ân, Hoài Nhơn đến bắc Phù Mỹ. Với ý nghĩa đó, di tích được đặt tên là: CHIẾN THẰNG ĐỒI 10. Ngày 31.3.2006 Di tích Đồi 10 được Bộ văn hóa –Thông tin ra quyết định xếp hạng Di tích cấp quốc gia.
       Dẫu cho thời gian có làm cho tạo vật biến thiên nhưng ngọn Đồi 9 và  Đồi 10 mang tên Đồi 10 ấy  vẫn còn sống mãi trong tâm thức của nhân dân Bình Định.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành