Số người đang online : 26 ĐỀN VOI PHỤC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN VOI PHỤC
post image
ĐỀN VOI PHỤC

Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo...

ĐỀN VOI PHỤC


Tên di tích: Đền Voi Phục
Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
                      Di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 04 năm 1962.
Địa điểm: Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Thông tin về di tích
Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long (nay là Hà Nội ) , trấn giữ phía tây thành. Ngoài cửa đền có đắp hai con voi quỳ phục dưới đất, nên gọi đền là Voi Phục.
Đền được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Gọi là Thủ Lệ vì dân ở đây được miễn những khoản phu phen tạp dịch để chuyên phục dịch việc cúng tế ở đền. Xưa trước cửa đền có hồ rộng dài, cũng gọi là hồ Linh Lang, tương truyền thuyền rồng nhà vua có thể từ hoàng cung đi tới khu vực đền bằng đường đó.

Đền thờ Linh Lang đại vương, thánh Linh Lang – một cái tên chung của nhiều ông thánh trong các đền miếu nước ta. Thần Linh Lang vương được nhân dân tôn thờ ở khá nhiều đền, đình khác nhau trên mảnh đất Thăng Long như Kim Mã, Cống Vị, Liễu Giai… và ở các tỉnh khác như Hải Phòng, Thanh Hóa…
Có nhiều huyền tích về thần Linh Lang, trong đó phổ biến truyền thuyết đây là hoàng tử Hoằng Chân con vua Lý Thái Tông do một bà phi người làng Bồng Lai (Đan Phượng) sinh ra ở Trại Chợ - Thủ Lệ. Hoàng tử đã tham gia trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu và hi sinh tại đó.
Còn có thần tích kể rằng, Cảo Nương là một Cung phi của vua Lý ra tắm ở hồ Tây bị rồng cuốn lấy người, về có mang sinh ra hoàng tử trên mình có 28 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc trên ngực. Vua bèn đặt tên cho là Linh Lang và xây dựng điện cho hai mẹ con ở ngay bên bờ hồ Linh Lang. Lớn lên Linh Lang xin đi cầm quân đánh thắng quân Tống. Vua muốn nhường ngôi cho nhưng chàng từ chối, về ở Trại Chợ, sau bị bệnh từ trần hóa con rồng đem cuốn quanh phiến đá rồi đi xuống hồ Tây biến mất. Vua bèn cho lập đền thờ ở ngay nơi ở của hoàng tử và phong thần, là Linh Lang đại vương. Trong đền có hòn đá, có hai vết lõm, như thể chứng thực huyền tích nói rằng khi Linh Lang sắp hóa kiếp đã nằm gối đầu lên tảng đá đó.
Thần Linh Lang đã bị bao phủ bởi một tấm màn huyền tích dày đặc, nhưng lần dở lại những trang sử có thể thấy thần Linh Lang là một nhân vật lịch sử có thật, đó là hai hoàng tử nhà Lý đã theo Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt và đã hy sinh. Hoằng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn một lần đem 400 chiến hạm và vài vạn quân đi chống cự với quân Tống. Tống quân phải lui binh, quân ta đuổi theo lên bờ. Quân Tống chạy, tướng giặc là Quách Quỳ và Yên Dạt đem quân ra ứng cứu. Do tiến quá sâu vào trận địa giặc nên quân ta bị phản công mạnh, quân ta yếu thế thiệt hại mấy nghìn người, phải rút lui. Tới sông, chiến thuyền bị bắn chìm, quân ta lại chết đuối thêm nữa, hai hoàng tử cũng tử nạn.
Đền Linh Lang được lập để nghi nhớ công lao của hai người anh hùng chống giặc ngoại xâm được nhân dân linh hóa thành thần Linh Lang biến thành giao long bò xuống nước và biến mất.
Trải qua những biến thiên của lịch sử và nhiều lần trùng tu nay đền không còn hình dáng cũ: Đền chính là địa bàn trận phục kích quân Pháp của quân dân ta ngày 21-12-1873 và ngày 18-5-1882 (ngày 2 tên quan 5 giặc là Villers và Henri Rivière đã tử trận). Năm 1947, giặc Pháp mở rộng chiến tranh, đánh lên Sơn Tây, đã đốt trụi đền Voi Phục. Đến năm 1953, dân vùng này đã quyên góp tiền và xây dựng lại, song không được như cũ. Từ năm 1954 đến nay cũng đã có nhiều đợt tu sửa nhỏ.
Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có 2 hàng chữ Hán đúc nổi "Tây trấn thượng đẳng". Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. Trong đền có 2 pho tượng đồng, hòn đá to có vết lõm, Cửa đền có đắp hai con voi quỳ dưới đất vì vậy quen gọi là đền Voi Phục. Đường vào có những cây muỗm, cây si lâu đời, sau đến có những bụi nứa, di tích một vùng rừng cổ.
Lễ hội đền Voi phục được tổ chức vào khoảng ngày 9 - 11/2 âm lịch. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất nhộn nhịp.

Một số hình ảnh về Đền Voi Phục xưa và nay
 














0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành