Số người đang online : 16 CÂY DÃ HƯƠNG – ĐÌNH VIỄN SƠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CÂY DÃ HƯƠNG – ĐÌNH VIỄN SƠN
post image
CÂY DÃ HƯƠNG – ĐÌNH VIỄN SƠN

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 100/VHQD...

        CÂY DÃ HƯƠNG – ĐÌNH VIỄN SƠN


 
1.    Tên di tích: Cây Dã Hương – Đình Viễn Sơn.
2.    Loại công trình: kiến trúc
3.    Loại di tích: Kiến trúc
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 100/VHQD ngày 27 tháng 3 năm 1990 của Bộ Văn hóa.
 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Giữa – Xã Tiên Lục – Lạng Giang – Bắc Giang.
6.    Tóm lược thông tin về di tích.
       Đến với Bắc Giang du khách có thể đi thăm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Đình Thổ Hà (Việt Yên), khu Suối Mỡ (Lục nam)… Nhưng sẽ là chưa đủ nếu du khách chưa tới thăm cây Dã Hương thuộc địa danh xã Tiên Lục – Huyện Lạng Giang. Cây Dã Hương không chỉ mang dáng vẻ uy nghi cổ kính mà còn có sức cuốn hút du khách bởi những giai thoại về sự kiện lịch sử và quá trình đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Cây đã được Vua Cảnh Hưng (1740-1786) ban sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương,” và được ghi tên in ảnh trong cuốn “Từ điển bách khoa Larousse của Pháp”
       Cách trung tâm thị trấn Vôi 12 km về hướng bắc, cụm di tích Quốc Gia xã Tiên Lục gồm cây Dã Hương, Đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả. Cụm di tích này đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc Gia ngày 27/3/1990 trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
       Trong bộ từ điển Bách khoa Larousse của Pháp tại hội chợ Mareille (1932) có in ảnh của cây và ghi rõ dòng chữ: “ Cây Dã Tiên Lục – Cây Dã thứ 2 thế giới có vòng  đời gần một nghìn năm” vì thân cây rỗng nên khó xác định tuổi của cây chính xác. Ngoài ra cây còn được Trường Viễn  Đông Bắc cổ (Bảo tàng lịch sử Việt Nam ) xếp vào loại cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam. Cây cao khoảng 30m, đường kính 2,5m, thân cây chỗ to nhất 11,5m, cành cây to nhất 3,5m, lớp vỏ dày trung bình 15 cm. Trên thân cây có cành đã khô trải qua sự khắc nghiệt  của thời gian vẫn vững vàng hiên ngang không rời khỏi thân cây.
       Cây thuộc họ Long Não, là loại cây quý có thể sống hàng nghìn năm. Cây có hoa nhỏ màu vàng nhạt nở vào cuối mùa xuân và kết trái vào mùa đông. Quả của cây chín có màu đen, nhỏ bằng quả trứng cá và đặc biệt là rất khó ươm trồng, chủ yếu là hạt trong quả tự rụng và tự mọc thành cây con quanh khu vực cây Dã hương. Các bộ phận của cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ khi đốt lên có mùi thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây chứa chất SAFROL thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến dược phẩm và mỹ phẩm và trong công tác nghiên cứu khoa học.
        Ngay từ thời Vua Cảnh Hưng(1740-1786) cây đã xuất hiện như một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Trong một lần đi vi hành đến xã Tiên Lục thấy một cây rất to ,tán rộng phủ cả một góc trời, có mùi hương thơm rất nhẹ nhàng dễ chịu, nhà Vua đã sắc phong là “Quốc chúa đô mộc dã đại vương” tuy nhiên do chiến tranh loạn lạc nên sắc phong nay không còn nữa.
        Cây Dã Hương được biết đến không chỉ bởi tầm vóc và tuổi thọ mà cây còn mang trong mình nhiều điều đặc biệt và những sự linh thiêng huyền bí. Bên trong thân cây hầu như rỗng hoàn toàn. Chu vi chỗ rỗng lớn nhất đo được là 11 mét, các cành cây gần như đã rỗng gần lên đến ngọn. Bên cạnh đó, từ năm 1945 trở lại đây, có một số cành cây lớn tự nhiên bị gãy mà không có sự thay đổi về thời tiết. Trong những năm cây có cành lớn bị gãy, đất nước ta đã xảy ra những sự kiện lịch sử và đặc biệt là đều có liên quan đến chiến tranh. Năm 1945, cành cây phía đông đã tự nhiên bị gãy, cùng với năm đó, đất nước ta đã xảy ra sự kiện cách mạng tháng 8 thành công. Đến năm 1964, vào một ngày thời tiết bình thường, cành cây phía tây cũng tự nhiên bị gãy, song song với việc cành cây gãy, đất nước ta đã xảy ra sự kiện Mỹ bắn phá xâm lược miền Bắc. Năm 1979, cành cây phía bắc cũng đã gãy trong khi nước ta xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc với đất nước Trung Quốc hiện nay. Có thể những sự kiện trên chỉ là ngẫu nhiên, là tình cờ, nhưng với người dân nơi đây, cây đã là một điểm tựa, một khí thế mang tầm vóc lịch sử.
        Ngay bên cạnh cây Dã Hương là Đình Viễn Sơn đã “sánh đôi” từ thủa nào và đã cùng trải qua rất nhiều biến cố. Theo lời kể lại của các bậc cao niên trong làng vào thập Niên 70 của thế kỷ trước. Hồi đó miền Bắc có phong trào “bài trừ mê tín dị đoan”. Tại một số nơi, do không nắm được đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Trung ương, vận dụng sai nên bị biến thành phong trào phá bỏ hàng loạt đền miếu, đình chùa. Nhẹ hơn thì đình chùa – những di sản quý bao đời trở thành nhà kho, công xưởng. Đình Viễn Sơn cũng suýt trở thành nạn nhân trong đợt đó. Mà nếu điều đó xảy ra thì số phận của cây Dã Hương cũng không biết thế nào. Nhưng thật may, thời điểm đình Viễn Sơn đang bị phá dỡ để làm hợp tác xã mua bán thì xảy ra sự cố. Người chịu trách nhiệm chính bị đột tử không rõ nguyên nhân. Tin dữ ấy loan truyền khắp trong và ngoài làng xôn xao đồn thổi rằng ông này bị “thánh phạt” vì dám xâm phạm đến nơi tôn nghiêm thần bí. Từ đó, không ai còn nghĩ đến việc  phá bỏ đình Viễn Sơn và ngay cả chùa Phúc Quang gần kế bên cũng vậy.
Sau đó ba gian tiền tế phía ngoài của đinh bị biến thành nơi mua bán nhưng việc mua bán bị thua lỗ và chỉ trong thời gian ngắn sau đó tài sản của hợp tác xã bị thất thoát. Sau đó đình được trưng dụng làm lớp học cho con trẻ Tiên Lục rồi làm kho quân khí.
         Khi Đình Viễn Sơn được trả lại chức năng khởi thủy thì lại đến lượt cây Dã gặp nạn. Năm 1982, khi chuyển vũ khí đi người ta đem vứt bỏ giẻ lau súng đạn phía ngoài. Đám trẻ trăn châu trong làng nghịch ngợm đã lấy giẻ nhét vào lỗ hổng quanh thân cây Dã Hương châm lửa đốt. Chúng đâu ngờ trong thân cây dã có một số lỗ thông lên ngọn, khi lửa cháy đã bén thông nhau. Toàn thân cây âm ỉ cháy nhưng vì cháy ngầm nên rất khó phát hiện. Phải đến hôm sau khi mùi thơm của cây kết hợp với mùi khói lan tỏa khắp xóm thì mọi người dân trong xóm mới phát hiện ra. Mọi người xúm vào dập lửa nhưng do lửa cháy to, lại cháy âm trong thân cây khổng lồ nên các biện pháp dập lửa thủ công không hiệu quả. Khi đó chính quyền xã đã phải nhờ xe cứu hỏa từ trên tỉnh về hỗ trợ. Họ đã phải trèo lên bịt hết các lỗ thông khói rồi phun nước ngầm vào trong cây mới cứu được Dã Hương.




 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành