Số người đang online : 43 CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ
post image
CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ

Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết...

CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ

- Vị trí - Địa điểm: Âp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Cấp bậc - xếp hạng:  Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 61/1999/QĐ-BVHTT ngày 13/9/1999.
- Cơ quan quản lý: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
*  Giới thiệu chung:       
 Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ còn có tên gọi là X 40 Đồng Rùm. Cuối năm 1946, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh triển khai chiến lược trường kỳ kháng chiến lấy rừng núi lập chiến khu kháng pháp. Chi đội 11 Tây Ninh rút ra rừng Đồng Rùm, lập căn cứ ở đây. Trong quá trình chiến đấu, chi đội đã phát triển thành Trung đoàn 311 và xây dựng công binh xưởng cung cấp vũ khí cho lực lượng kháng chiến Tây Ninh.
Những năm 1950 – 1951, từ Đồng Tháp, Xứ ủy Nam Bộ chuyển về Tây Ninh lập căn cứ tại Đồng Rùm. Đặt tên phiên hiệu là X 40. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy và các đồng chí trong Xứ ủy đã đóng tại đây.
Trong giai đoạn 1954 – 1960, Đồng Rùm vẫn là căn cứ Xứ ủy Nam bộ, mặc dù phải phân tán, di chuyển nhiều nơi kể cả Mã Đà, chiến khu Đ, nhưng đến năm 1961, sau khi thành lập TW Cục (thay thế Xứ ủy) thì nơi đây vẫn là một trong những căn cứ của Đảng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày toàn thắng.
Chính vùng đất này là đại bản doanh – cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam, Mỹ – ngụy mở nhiều cuộc càn quy mô lớn, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam như : TW Cục miền Nam; MTDTGPMNVN; CPCMLTCHMNVN và các Sư đoàn chủ lực (Sư đoàn 5; Sư đoàn 7; Sư đoàn 9). Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại.
Ngày nay, những căn cứ ấy, những địa danh ấy đã được trân trọng giữ gìn, để các thế hệ mai sau hiểu được một thời vẻ vang – oanh liệt trong chống Mỹ cứu nước ở vùng căn cứ của cán bộ, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng ở đại bản doanh của cách mạng miền Nam.
Di tích căn cứ Dương Minh Châu ngày nay thuộc ấp Phước Tân, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Trước mặt khu di tích, theo hướng Đông Bắc là hồ Dầu Tiếng.
Dương Minh Châu là tên một đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh, đã anh dũng hy sinh trong trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ bến Cây Chò (Ninh Điền – Châu Thành) ngày 7/02/1947. Để khắc ghi công ơn và tưởng nhớ đồng chí, tỉnh đã lấy tên Dương Minh Châu đặt tên cho căn cứ.
Căn cứ vừa thành lập nhanh chóng trở thành căn cứ lớn của Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm phá tan thành trì cách mạng ở đây. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, căn cứ Dương Minh Châu vẫn đứng vững. Chà Dơ - Lộc Ninh ghi công quân dân ta đã đập tan cuộc càn lớn nhất của thực dân Pháp ở miền Nam với 20 Tiểu đoàn vào căn cứ. Sau đồng khởi vũ trang toàn miền Nam, tại căn cứ Dương Minh Châu. Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Tây Ninh được thành lập và làm lễ ra mắt trong bầu không khí thật long trọng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng.
Căn cứ Dương Minh Châu như một cái gai đâm vào mắt kẻ thù, địch quyết tâm "Bình định", "Tiêu diệt", còn ta quyết tâm bảo vệ vững chắc vùng “Đất thánh. Vì vậy, nơi đây là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch trong su suốt cuộc  kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mỗi mảnh đất, mỗi con đường trên vùng đất anh hùng này đều in dấu những chiến công hào hùng của hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã xả thân vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ quên chiếc nôi đã đùm bọc, bảo vệ cách mạng, nó đã góp phần tạo nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng.


0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành