Số người đang online : 12 Phan Trọng Tuệ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Phan Trọng Tuệ
post image
Phan Trọng Tuệ

Phan Trọng Tuệ (Canh thân 1920–1989?). Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sinh năm 1920 tại Vientiane (Lào), nguyên quán huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây).

Các năm 1936-1939 ông từ Lào về nước tham gia Thanh niên Dan chủ rồi gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1940-1943 ông là Xứ ủy viên Bắc Kì, đến tháng 7-1943 ông bị bắt, kết án khổ sai chung thân, giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) đến năm 1944 đày ra Côn Đảo.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được về đất liền, được cử làm chính ủy khu 9, năm 1950 làm chính ủy quân khu 7. Năm 1954 ông có chân trong Ban thi hành Hiệp định đình chiến đóng tại Sài Gòn. Năm 1956 ông ra Bắc được phong hàm Thiếu tướng và được chỉ định vào Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Cộng sản). Sau đó (1970) đảm nhận chức vụ Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải kiêm Phó thủ tướng chính phủ.

Sau năm 1975 ông sống tại Sài Gòn và mất khỏang năm 1989-1990?

Ông được tặng nhiều huân chương cao quí.

Phan Trọng Tuệ (1917–1991) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng và là Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang; nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1974–1975), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Tóm tắt quá trình hoạt động

Phan Trọng Tuệ sinh ngày 7 tháng 7 năm 1917, quê ở Thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội; tham gia cách mạng từ những năm ba mươi. Năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1939 đến năm 1940, ông làm Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây và Hà Đông; phụ trách Liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây.

Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù và đày đi Côn Đảo.

Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông được giải thoát và công tác trong Ban trật tự Côn Đảo rồi trở về đất liền.
Hoạt động trong các lực lượng vũ trang

Sau đó ông làm Thanh tra kháng chiến Hậu Giang, Ủy viên liên tỉnh ủy (gồm 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ); Chính ủy Khu 9.

Từ tháng 12 năm 1948 đến năm 1950, ông làm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Chính ủy Khu 7; Thanh tra Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Từ năm 1952 đến năm 1954, ông làm Tư lệnh, sau đó Phó Tư lệnh kiêm Chính ủy Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ.

Từ tháng 8 năm 1954, ông làm Phó Trưởng đoàn Liên hiệp đình chiến Nam Bộ rồi Phó Trưởng đoàn Liên hiệp đình chiến Trung ương, hàm Đại tá. Năm 1955, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng theo Sắc lệnh 243/SL ngày 3 tháng 11 năm 1955 của Chủ tịch nước.

Tháng 3 năm 1957, ông làm Phó Tổng Thanh tra Quân đội.

Năm 1958, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an,phụ trách lực lượng Cảnh vệ. Khi lực lượng Công an vũ trang (tiền thân của lực lượng Biên phòng) được thành lập, ông được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang.
Hoạt động trong ngành Giao thông vận tải

Năm 1961, ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 1965, ông được cử vào tuyến chiến lược Trường Sơn, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559 có quy mô tương đương một quân khu.

Năm 1968, ông làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh đảm bảo giao thông vận tải Quân khu 4.

Từ tháng 3 năm 1974 đến 1975, ông thôi giữ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải để làm Phó Thủ tướng, kiêm Thường trực Hội đồng Chi viện giải phóng miền Nam. Người kế nhiệm ông ở chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải là ông Dương Bạch Liên (3 - 1974 đến 1976).

Năm 1976 đến tháng 2 năm 1980, ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải lần thứ hai kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ.

Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam Pu Chia.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và VI; đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VI.

Ngày 18 tháng 12 năm 1991, vì bệnh nặng, ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôn vinh

    Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
    Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Sao Vàng.
    Tên của ông được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đặt cho đường 70 từ Thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì) đến địa bàn quận Hà Đông.

Gia đình

    Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Thanh Xuân.
    Con gái là Đại tá Công an Nhân dân Phan Gia Liên; Phan Vi Linh công tác trong Quân đội.
    Con rể là Nguyễn Khánh Toàn - Tiến sỹ, Thượng tướng, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành