Số người đang online : 10 Phạm Văn Chiêu - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Phạm Văn Chiêu
post image
Phạm Văn Chiêu

Phạm Văn Chiêu (Đinh mùi 1907 – Tân mùi 1991). Nhà hoạt động cách mạng, quê làng Long Thạch Mĩ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông tham gia hoạt động chách mạng từ năm 1936 tại Sài Gòn, từng bị Pháp bắt giam nhiều lần. Những năm 1937-1940, ông là tỉnh ủy viên tỉnh Gia Định rồi Thành ủy viên Gia Định – Sài Gòn.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân rồi ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Gia Định. Ông cũng là người có công thành lập chiến khu An Phú Đông (một căn cứ kháng chiến lúc đầu ở Sài Gòn năm 1936-1948), khu ủy viên khu 7, rồi ủy viên ủy ban kháng chiến phân liên khu miền Đông Nam Bộ.

Ông mất ngày 8-9-1991 tại Quận 3 TP. HCM.

 Nhà giáo cách mạng Phạm Văn Chiêu

      Đồng chí Phạm Văn Chiêu sinh ngày 16 tháng 6 năm 1907, trong một gia đình nông dân ở ấp Long Hòa, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh).
Thuở nhỏ, Phạm Văn Chiêu (còn gọi là Bảy Chiêu) đã tỏ ra thông minh và hiếu học. Mới 10 tuổi, cậu đã rời gia đình lên Sài Gòn học. Năm 19 tuổi, Phạm Văn Chiêu tốt nghiệp xuất sắc trường Sư phạm Sài Gòn và sau đó dạy học ở Gò Vấp. Từ năm 1936 đến năm 1942 thầy Bảy Chiêu là Hiệu trưởng trường Tổng Hóc Môn. Suốt 16 năm dạy học, thầy đã mang hết tâm lực của mình truyền bá cho học sinh những tư tưởng tiến bộ, tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Năm 1942, do những hoạt động yêu nước, thầy Bảy Chiêu bị thực dân Pháp bắt giam ở bót Catina (sở mật thám của Pháp ở Đông dương), Khám lớn Sài Gòn, rồi đày đi Biên Hòa. Tại đây, Thầy có dịp tiếp xúc với những nhà yêu nước, đảng viên cộng sản; Phạm Văn Chiêu bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản sau khi ra tù (tháng 4/1944).
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 bùng nổ. Phạm Văn Chiêu cùng đồng đội của mình giành chính quyền trên toàn tỉnh. Đồng chí Phạm Văn Chiêu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính của tỉnh Gia Định.
Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, toàn dân Nam bộ bước vào cuộc kháng chiến. Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Gia Định, đồng chí Phạm Văn Chiêu đã nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên quyết chống thực dân Pháp. Đồng chí đã thể hiện nổi bật vai trò hạt nhân đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân Gia Định tiến hành kháng chiến và giành nhiều thắng lợi lớn. Với những đóng góp đó, năm 1949 đồng chí được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập và tặng phẩm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đầu năm 1952, đồng chí Phạm Văn Chiêu nhận nhiệm vụ Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Phân liên khu, Bí thư Đảng - Đoàn kiêm Phó Ban Mặt trận Phân Liên khu ủy miền Đông Nam bộ.
Tháng 10/1954, đồng chí tập kết ra Bắc và đảm nhiệm các cương vị, như: Trưởng ban Quan hệ Bắc Nam - Bộ Nội vụ, Vụ Trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy viên Đảng - Đoàn, Bí thư Đảng bộ - Bộ Ngoại giao,…
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công, đồng chí Phạm Văn Chiêu trở về Nam. Dù tuổi cao, sức yếu, đồng chí vẫn cùng với Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, các quận Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, củng cố tổ chức đảng, chính quyền, xây dựng phong trào văn hóa - giáo dục - xã hội, xây dựng nhà truyền thống và đóng góp rất nhiều công sức vào việc sưu tầm, soạn thảo các công trình về lịch sử Đảng bộ và nhân dân các địa phương.
Đồng chí Phạm Văn Chiêu - Nhà giáo cách mạng Phạm Văn Chiêu từ trần ngày 08/9/1991, hưởng thọ 84 tuổi.
Năm 1995, kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định lấy tên đồng chí Phạm Văn Chiêu đặt tên cho một con đường, một trường trung học cơ sở tại quận Gò Vấp. Ngày 27 tháng 3 năm 1996, UBND huyện Hóc Môn đã ban hành Quyết định số 80/QĐ-UB, quyết định lấy tên Nhà giáo cách mạng Phạm Văn Chiêu đặt tên cho một trường tiểu học tại chiến khu An Phú Đông.

                                                                

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра