Số người đang online : 42 Nguyễn Văn Trỗi - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nguyễn Văn Trỗi
post image
Nguyễn Văn Trỗi

Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)

Quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn. Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mac Namara dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Anh bị xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964.

Anh được tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và được phía Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam.


Tiểu sử

Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó ông còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.

Sau Hiệp ước Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý, để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Khu tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi ở gần cầu Công Lý, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Hoa Kỳ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.
Công viên Nguyễn Văn Trỗi ở thành phố Huế. Khi xưa Tôn Nhân Phủ của nhà Nguyễn đặt ở đây .

Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:
“     

Đả đảo Đế quốc Mĩ!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Việt Nam muôn năm!"
    

—Nguyễn Văn Trỗi

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau nhiều ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ ông mới tìm thấy mộ.
Đời tư

Nguyễn Văn Trỗi lập gia đình với bà Phan Thị Quyên năm 1964. Bà cũng bị bắt sau ông vài ngày nhưng sau đó được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có con với nhau. Sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn, bà được các đồng đội của Nguyễn Văn Trỗi đưa ra Bắc học. Năm 1973, bà tái giá với một người bạn học ở ngoài Bắc là Lê Tâm Dũng (Ba Dũng).
Trong văn học

Trong Văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi trở thành cảm hứng, cũng là nhân vật chính trong:

    Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu.
    Tập bút kí "Sống như anh" của Trần Đình Vân.

Vinh danh
Trên cầu Công Lý hiện nay. Qua khỏi cầu này là đường Nguyễn Văn Trỗi

Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất.

Năm 2012, kỷ niệm 48 năm ngày mất, nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được khánh thành trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Tên ông được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Một giải thưởng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng đã đặt theo tên ông.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành