Số người đang online : 36 Lê Duy Hợp ( Lê Hi Tông) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Lê Duy Hợp ( Lê Hi Tông)
post image
Lê Duy Hợp ( Lê Hi Tông)

Lê Duy Hợp ( Lê Hi Tông) (Giáp Thìn 1664 – Đinh Dậu 1717)

Vua nhà Hậu Lê, miếu hiệu Hi tông Chương hoàng đế, con thứ tư Lê Thần tông, em Lê Chân tông, Huyền tông và Gia tông.

     Khi vua cha mất, thân mẫu ông là Trịnh thị mới có thai ông được 4 tháng. Trịnh Tạc đem về nuôi trong phủ. Anh ông là Gia tông chết, Tây vương Trịnh Tạc mới đưa ông lên nối ngôi vào ngày 12-6 năm Ất Mão 1675. Bấy giờ, ông mới 11 tuổi, quyền chính ở cả trong tay chúa Trịnh.

     Ở ngôi được 30 năm, tháng 4 năm Ất Dậu 1705, ông nhường ngôi cho con là Duy Đường mà làm Thái thượng hoàng. Đến năm Đinh Dậu 1717, tháng 4 ông mất, lúc 54 tuổi, táng tại Phú lăng, làng Phú Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

     Thời gian ở ngôi 30 năm, ông đổi hiệu năm 2 lần:

+ Vĩnh Trị 4 năm (Bính Thìn 1675 – Canh Thân 1680).

+ Chính Hòa 25 năm (Canh Thân 1680 – Ất Dậu 1705).

Lê Hy Tông (chữ Hán: 黎熙宗; 1663–1716) tên húy là Lê Duy Cáp (黎維祫) hay Lê Duy Hiệp là vua thứ 10 nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.


Thân thế

Lê Duy Hiệp là con thứ tư của Lê Thần Tông với cung nhân Trịnh Thị Ngọc Trúc hay Trịnh Thị Ngọc Tấn, sinh ra sau khi vua cha đã mất (9/1662) khoảng 5 tháng. Theo ghi chép của Khâm định Việt sử thông giám cương mục, mẹ ông người xã Đông Khối, huyện Gia Định (tức huyện Gia Bình sau này), không phải tộc thuộc của họ Trịnh ở Sóc Sơn. Trước khi qua đời, Lê Thần Tông dặn Tây vương Trịnh Tạc trông nom giúp đỡ người con sắp ra đời.

Tháng 4 năm 1675, anh Duy Hiệp là Lê Gia Tông qua đời khi mới 14 tuổi không có con nối. Trịnh Tạc lập Duy Hiệp lên làm vua, tức là Lê Hy Tông.
Làm vua

Lê Hy Tông lên ngôi từ tháng 6 năm 1675. Lúc này chiến tranh với họ Nguyễn ở miền nam đã chấm dứt, cả hai miền lo củng cố nội trị.

Công việc chính sự triều đình đều do các chúa Trịnh đảm nhận. Chúa Trịnh Tạc và người kế nghiệp sau đó là Trịnh Căn tập trung xây dựng Bắc Hà, dùng nhiều tướng văn võ có năng lực nên tình hình Đàng Ngoài khá ổn định, đời sống xã hội được chấn hưng sau nhiều năm chiến tranh. Thời kỳ Lê Hy Tông làm vua được đánh giá là thịnh trị nhất thời Lê trung hưng[3].

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư - công trình sử học của sử gia nhiều đời nhà Hậu Lê - được khắc mộc bản ban hành năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Sau 30 năm làm vua, tháng tháng 3 năm 1705[4], Lê Hy Tông nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Đường lên làm thái thượng hoàng.

Ông qua đời tháng 4 năm 1716, hưởng thọ 54 tuổi, được an táng tại Phú Lăng, xã Phú Lâm, huyện Đông Sơn, thuộc Thanh Hóa.
Niên hiệu

Đời Hy Tông đặt hai niên hiệu là;

    Vĩnh Trị (1/1676 đến 9/1680)
    Chính Hòa (10/1680 đến 3/1705).

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành
купить диплом магистра