Số người đang online : 40 Hoàng Hoa Thám - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Hoàng Hoa Thám
post image
Hoàng Hoa Thám

Hoàng Hoa Thám (tên thật: Trương Văn Thám; cg. Đề Thám; 1858 - 1913)

Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh

Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn (Nùng Văn Vân) ở Sơn Tây.
 

Năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (3-1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh, rồi nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh (1882-1888), và sau đó ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4-1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

Trong ba năm (1893-1895) giặc Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chúng không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát.

Tay sai của thực dân Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động.

Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của giặc và đã gây cho chúng những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân đã trừng trị những tên phản bội như Đề Sặt... Thấy chưa thể dập tắt được phong trào Yên Thế, giặc Pháp đã yêu cầu giảng hòa. Hoàng Hoa Thám cũng muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng, ông đồng ý hòa hoãn. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến 10-1895), giặc Pháp đã bội ước, chúng huy động lực lượng mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế. Chúng treo giải thưởng 30.000 Franc cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Lần ra quân này của giặc Pháp cũng không đàn áp được phong trào nông dân Yên Thế. Chúng yêu cầu giảng hòa lần thứ 2.

Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ 12-1897 đến 29-1-1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: Địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Chân ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27-6-1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện làm chấn động khắp cả nước.

Ngày 29-1-1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do tên đại tá Batay và tên Việt gian Lê Hoan chỉ huy. Chúng mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

Đến cuối năm 1919, Hoàng Hoa Thám chỉ còn lại bên mình hai thủ hạ tâm phúc. Tuy vậy, ba thầy trò vẫn sống chết đến cùng ở núi rừng Yên Thế.

Cuối tháng 12-1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng với bọn chỉ điểm người Hoa sát hại Hoàng Hoa Thám ngày 10-2-1913. Năm ấy ông 55 tuổi.

Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám), người được mệnh danh là "hùm xám" vùng Yên Thế đã làm cho bọn quan cai trị từ Thống sứ Bắc Kỳ đến những tên Công sứ mấy tỉnh thượng du Bắc Bộ phải "lo sợ đến bạc đầu". Phan Bội Châu suy tôn ông là một vị tướng quân chân chính (Chân tướng quân).

Hoàng Hoa Thám xứng đáng là anh hùng dân tộc ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành